"Sau 5 năm sáp nhập, Hà Nội đã phát triển vượt bậc”
Thủ đô Hà Nội đã trải qua một chặng đường phát triển sau 5 năm sáp nhập.Mặc dù, chặng đường 5 năm qua chưa phải là dài,nhưng nó quan trọng vì khi nhìn lại đó là quãng thời gian với bao nhiêu khó khăn,thử thách.
Chính quyền, nhân dân Thủ đô đã nỗ lực, cố gắng vượt qua như thế nào để
có bước phát triển như hôm nay; cũng như những bài học kinh nghiệm và
khó khăn vướng mắc đang gặp phải là gì? Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có cuộc trả lời phỏng vấn
Thông tấn xã Việt Nam về những vấn đề liên quan.
Phát triển xứng tầm Thủ đô
-Thưa đồng chí, lâu nay chúng ta vẫn thường nói, với những câu mang tính khẩu hiệu, chung chung: “Thủ đô phát triển mạnh.” Vậy, làm thế nào để minh chứng cụ thể cho lời nói trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Chúng ta có nhiều cách để phân tích, nhận định và đánh giá. Nhưng tôi nghĩ, có hai cách thiết thực và dễ nhìn thấy nhất.
Một là, dựa vào các con số thống kê, so sánh số liệu của năm 2013 với năm 2007, trước khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất.
Hai là, hỏi ý kiến và cảm nhận của người dân. Những ngày gần đây, tôi đặc biệt quan tâm lắng nghe cả hai phương diện đánh giá ấy bằng việc tăng cường đi cơ sở. Tôi thấy những điều mà thành phố Hà Nội đã làm được là rất đáng kể, khá toàn diện với một tốc độ rất nhanh, mặc dù trong bối cảnh kinh tế đất nước những năm qua hết sức khó khăn.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 7 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức gấp 1,5 lần mức tăng bình quân của cả nước, giai đoạn 2008-2012 Hà Nội tăng bình quân 9,45%. Thu ngân sách, từ hơn 57.000 tỷ đồng của cả Hà Nội và Hà Tây năm 2007, thì nay, năm 2012 Hà Nội thu được hơn 146.331 tỷ đồng, bằng hơn 20% cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.257 USD, so với năm 2007, Hà Nội là 2.000 USD, và Hà Tây là 520 USD.
Người dân Hà Nội, đặc biệt là càng ở những vùng khó khăn trước đây của tỉnh Hà Tây (cũ), của huyện Mê Linh hay 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình hợp nhất về Hà Nội càng thấy tự hào và phấn khởi bởi những đổi thay nhanh chóng. Không chỉ vậy, mà cả nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế cũng khẳng định và đánh giá rất cao. Những thành quả này, Hà Nội có thể vui mừng, tự hào báo cáo với Trung ương và đồng bào cả nước.
-Khi bắt đầu mở rộng địa giới hành chính đồng chí có thấy lo lắng, áp lực gì và tâm trạng ấy sau 5 năm như thế nào, thưa đồng chí?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Sau 5 năm hợp nhất, nay nhìn lại, tôi thấy việc mở rộng địa giới hành chính là chủ trương hết sức đúng đắn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của quyết định có ý nghĩa lịch sử này. Tuy nhiên, ngày đầu tâm lý vui mừng và lo lắng lẫn lộn, dường như phần lo lắng nhiều hơn. Với trọng trách to lớn, tôi nghĩ làm sao tìm được cách chỉ đạo, điều hành hợp lý, giải quyết nhanh các khó khăn và va đập ban đầu.
Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, với khối lượng công việc lớn vô kể, cảm giác của những người lãnh đạo thành phố dường như lúc nào cũng cảm thấy chưa đáp ứng được yêu cầu. Tôi cho rằng điều đó cũng dễ hiểu, vì trong bộn bề công việc không phải lúc nào cũng có thể làm tốt được mọi việc. Nhưng Hà Nội đã làm được những việc rất lớn, quan trọng và bài bản, như là sớm ổn định công tác tổ chức và cán bộ; đã khẩn trương bắt tay xây dựng quy hoạch, không những quy hoạch chung mà còn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội với tầm nhìn xa và chiến lược, tiếp đến là các quy hoạch trên từng lĩnh vực.
Tuy nhiên, có người nói Thủ đô Hà Nội phát triển chưa ngang tầm. Quả thật, nếu nghiêm khắc nhìn nhận thì đúng là chưa xứng tầm. So với nơi này, nơi kia còn khá nhiều mặt Hà Nội yếu kém, mặc dù chúng ta đã phấn đấu, nỗ lực mà cũng chưa đạt được. Vì vậy, sức ép công việc đến với người lãnh đạo Thành phố rất lớn và rất căng.
Kinh tế-văn hóa cùng đồng hành
-Không những là vấn đề kinh tế, mà lĩnh vực văn hóa, đời sống tinh thần cũng được đặc biệt quan tâm. Vậy, theo đồng chí văn hóa Hà Nội có bị xuống cấp hay không khi sáp nhập?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Hà Nội là một thành phố lớn, là Thủ đô, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học… Điều ấy ai ai cũng rõ, đồng thời cũng là địa bàn luôn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. Vì vậy, muốn giải quyết tốt các vấn đề thì việc nâng cao nền tảng văn hóa và đời sống tinh thần là rất quan trọng.
Có người nhận xét, đạo đức tinh thần ngày nay không được như xưa, hoặc có chiều hướng đi xuống, hay còn nói nặng hơn là xuống cấp. Đúng là khi nhìn vào một vài hiện tượng nào đó, lĩnh vực nào đó, con người nào đó thì có thể thấy có những biểu hiện đó. Nhưng xét tổng thể, thì đó không phải là cái chung và của số đông. Văn hóa, đời sống tinh thần của người dân Thủ đô vẫn đang phát triển, đang đi lên, ngày càng phong phú, ngày càng tốt hơn.
Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, ưu thế, điều kiện để làm tốt về mọi mặt, nhưng quan trọng là phải nhận thức được những việc làm chưa tốt. Cần hiểu rõ không chỉ thế mạnh, mà phải thấy rõ cả những yếu kém của mình, có như thế mới mau chóng xây dựng được cả kinh tế và văn hóa Thủ đô phát triển.
-Và cũng có không ít người thực sự băn khoăn, lo ngại, rồi việc hợp nhất Hà Tây về Hà Nội, văn hóa Xứ Đoài có thể sẽ bị coi nhẹ, hoặc những nét đẹp của văn hóa Tràng An cũng bị phai nhạt những nét đặc trưng. Đồng chí có ý kiến gì về những băn khoăn đó?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Thực tế 5 năm qua là câu trả lời thỏa đáng nhất cho vấn đề này. Như chúng ta đã biết, Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước. Hà Nội có truyền thống văn hóa rất đặc biệt, vừa có khả năng thu hút, vừa có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Mở rộng diện tích Thủ đô, đồng thời cũng có nghĩa là mở rộng không gian văn hóa Hà Nội. Thực tế cho thấy, văn hóa Hà Nội sau thời kỳ mở rộng địa giới hành chính đã, đang và sẽ tiếp tục truyền thống hội tụ, lan tỏa. Những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc vốn có của mọi vùng miền không những không bị phai nhạt, suy giảm mà ngược lại, nó đang được tôn lên và ngày càng thăng hoa, làm phong phú thêm văn hóa Thủ đô.
-Thưa đồng chí, khi sáp nhập, một thực tế là có sự mặc cảm, e ngại giữa cán bộ hai địa phương Hà Nội, Hà Tây. Vậy thời gian qua thành phố đã làm gì để giải quyết và dung hòa vấn đề trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Đảng bộ Hà Nội có một truyền thống quý báu là luôn đoàn kết, nhất trí. Nhưng đấy là truyền thống nói chung, còn đi cụ thể vào từng giai đoạn, thời gian, công việc thì nếu như chúng ta không biết phát huy, làm tốt rất có thể vẫn mắc phải khuyết điểm.
Khi thực hiện chủ trương hợp nhất, tôi cũng cảm nhận một cách sâu sắc, có khá nhiều người lo lắng sau khi hợp nhất liệu Hà Nội có đảm bảo được sự đoàn kết, nhất trí hay không. Có làm tốt được khối lượng công việc do quá trình hợp nhất đặt ra?
Câu hỏi đấy, băn khoăn đấy cũng không phải là không có cơ sở vì ngay cả bản thân chúng ta, cơ quan này, cơ quan kia, nơi này, nơi kia đã từng có lúc không thực hiện được sự đoàn kết, nhất trí ấy.
Tôi nhớ, lúc bắt đầu tiến hành hợp nhất, băn khoăn lo lắng đó được hai Đảng bộ Hà Nội và Hà Tây đặc biệt quan tâm. Cho nên tất cả những việc làm, bước đi, quy trình, thủ tục đầu tiên đều rất được quan tâm, chăm lo. Phương châm, khẩu hiệu đề ra lúc đó là: “Đoàn kết-hợp tác-trách nhiệm.” Đoàn kết được nêu lên đầu tiên, rồi tiếp đến là hợp tác và trách nhiệm, đấy là một phương châm chính xác, quan trọng, quyết định thành công. Nó đảm bảo cho chúng ta triển khai tốt hàng loạt các công việc tiếp theo như bố trí bộ máy, phân công cán bộ...
Đúng như anh chị em báo chí nói nơi này, nơi kia có biểu hiện "bằng mặt nhưng không bằng lòng" nhưng bây giờ thì tôi thấy vui vẻ, đồng thuận cao, tất cả mọi người phấn khởi bắt tay vào công việc và nhất là những lúc công to việc lớn, thiên tai, lũ lụt xảy ra, đón chào sự kiện đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội… Nếu không đoàn kết, nhất trí đã không giải quyết được những việc khó khăn, phức tạp vừa qua. Ngoài ra, còn phải kể đến ý chí, tấm lòng, sự tự giác, trước hết là của những người lãnh đạo.
Không một phút lơ là công tác cán bộ
-Một điều chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận là đại đa số người dân vẫn chưa hài lòng về cải cách hành chính, với cung cách phục vụ của cơ quan công quyền. Đồng chí có cùng quan điểm trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Mối lo ngại về thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội không phải khi mở rộng địa giới hành chính mới xuất hiện mà là từ lâu rồi. Đến hôm nay, mặc dù đã làm được rất nhiều nhưng người dân vẫn đang còn than phiền về nhiều thứ.
Khi sáp nhập, với quan điểm, cách làm nhằm tạo thuận lợi cho người dân, như không yêu cầu nhân dân phải đổi chứng minh thư, sổ hộ khẩu, biển số xe; không yêu cầu người dân phải làm thêm thủ tục gì khác trong việc học tập, chữa bệnh… Tiếp đến, là nhất thể hóa các cơ chế, chính sách. Có thể nói Hà Nội đã giải quyết việc này một cách rất khoa học, bài bản và giảm bớt được biết bao là phiền hà, tốn kém cho người dân.
Cũng như hiện nay, công an đang làm đăng ký lại chứng nhận xe chính chủ. Nếu chúng ta cứ ngồi một chỗ yêu cầu người dân tới thì họ sẽ khó chịu lắm, mà không biết lúc nào mới xong. Nhưng Hà Nội đã và đang làm để giảm bớt phiền hà cho người dân, công an đến tận nhà từng nhà, làm trực tiếp với dân.
Việc gì khó của dân mà cán bộ làm được thì phải đứng ra nhận mà làm chứ đừng đẩy tất cả cái khó cho người dân. Chúng ta còn chưa hài lòng về nhiều chuyện, nhưng không thể không ghi nhận những tiến bộ, đổi mới trong lĩnh vực cải cách hành chính của Thủ đô.
-Đồng chí có thể cho biết, để phát triển Thủ đô thì khâu nào đang được lãnh đạo Hà Nội quan tâm?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Có nhiều việc cần phải được quan tâm đồng bộ, nhưng Hà Nội đã, đang và sẽ tập trung cho công tác cán bộ. Đây là địa bàn quan trọng, khối lượng công việc lớn, nhiều áp lực và thách thức. Nếu không quan tâm đến công tác cán bộ thì chất lượng của hoạt động không thể nào được như vừa qua.
Hà Nội đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và ý thức phục vụ nhân dân. Không một giây phút nào Hà Nội không coi trọng công tác cán bộ, từ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, sử dụng cán bộ với những việc làm rất cụ thể./.
Phát triển xứng tầm Thủ đô
-Thưa đồng chí, lâu nay chúng ta vẫn thường nói, với những câu mang tính khẩu hiệu, chung chung: “Thủ đô phát triển mạnh.” Vậy, làm thế nào để minh chứng cụ thể cho lời nói trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Chúng ta có nhiều cách để phân tích, nhận định và đánh giá. Nhưng tôi nghĩ, có hai cách thiết thực và dễ nhìn thấy nhất.
Một là, dựa vào các con số thống kê, so sánh số liệu của năm 2013 với năm 2007, trước khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất.
Hai là, hỏi ý kiến và cảm nhận của người dân. Những ngày gần đây, tôi đặc biệt quan tâm lắng nghe cả hai phương diện đánh giá ấy bằng việc tăng cường đi cơ sở. Tôi thấy những điều mà thành phố Hà Nội đã làm được là rất đáng kể, khá toàn diện với một tốc độ rất nhanh, mặc dù trong bối cảnh kinh tế đất nước những năm qua hết sức khó khăn.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 7 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức gấp 1,5 lần mức tăng bình quân của cả nước, giai đoạn 2008-2012 Hà Nội tăng bình quân 9,45%. Thu ngân sách, từ hơn 57.000 tỷ đồng của cả Hà Nội và Hà Tây năm 2007, thì nay, năm 2012 Hà Nội thu được hơn 146.331 tỷ đồng, bằng hơn 20% cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.257 USD, so với năm 2007, Hà Nội là 2.000 USD, và Hà Tây là 520 USD.
Người dân Hà Nội, đặc biệt là càng ở những vùng khó khăn trước đây của tỉnh Hà Tây (cũ), của huyện Mê Linh hay 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình hợp nhất về Hà Nội càng thấy tự hào và phấn khởi bởi những đổi thay nhanh chóng. Không chỉ vậy, mà cả nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế cũng khẳng định và đánh giá rất cao. Những thành quả này, Hà Nội có thể vui mừng, tự hào báo cáo với Trung ương và đồng bào cả nước.
-Khi bắt đầu mở rộng địa giới hành chính đồng chí có thấy lo lắng, áp lực gì và tâm trạng ấy sau 5 năm như thế nào, thưa đồng chí?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Sau 5 năm hợp nhất, nay nhìn lại, tôi thấy việc mở rộng địa giới hành chính là chủ trương hết sức đúng đắn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của quyết định có ý nghĩa lịch sử này. Tuy nhiên, ngày đầu tâm lý vui mừng và lo lắng lẫn lộn, dường như phần lo lắng nhiều hơn. Với trọng trách to lớn, tôi nghĩ làm sao tìm được cách chỉ đạo, điều hành hợp lý, giải quyết nhanh các khó khăn và va đập ban đầu.
Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, với khối lượng công việc lớn vô kể, cảm giác của những người lãnh đạo thành phố dường như lúc nào cũng cảm thấy chưa đáp ứng được yêu cầu. Tôi cho rằng điều đó cũng dễ hiểu, vì trong bộn bề công việc không phải lúc nào cũng có thể làm tốt được mọi việc. Nhưng Hà Nội đã làm được những việc rất lớn, quan trọng và bài bản, như là sớm ổn định công tác tổ chức và cán bộ; đã khẩn trương bắt tay xây dựng quy hoạch, không những quy hoạch chung mà còn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội với tầm nhìn xa và chiến lược, tiếp đến là các quy hoạch trên từng lĩnh vực.
Tuy nhiên, có người nói Thủ đô Hà Nội phát triển chưa ngang tầm. Quả thật, nếu nghiêm khắc nhìn nhận thì đúng là chưa xứng tầm. So với nơi này, nơi kia còn khá nhiều mặt Hà Nội yếu kém, mặc dù chúng ta đã phấn đấu, nỗ lực mà cũng chưa đạt được. Vì vậy, sức ép công việc đến với người lãnh đạo Thành phố rất lớn và rất căng.
Kinh tế-văn hóa cùng đồng hành
-Không những là vấn đề kinh tế, mà lĩnh vực văn hóa, đời sống tinh thần cũng được đặc biệt quan tâm. Vậy, theo đồng chí văn hóa Hà Nội có bị xuống cấp hay không khi sáp nhập?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Hà Nội là một thành phố lớn, là Thủ đô, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học… Điều ấy ai ai cũng rõ, đồng thời cũng là địa bàn luôn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. Vì vậy, muốn giải quyết tốt các vấn đề thì việc nâng cao nền tảng văn hóa và đời sống tinh thần là rất quan trọng.
Có người nhận xét, đạo đức tinh thần ngày nay không được như xưa, hoặc có chiều hướng đi xuống, hay còn nói nặng hơn là xuống cấp. Đúng là khi nhìn vào một vài hiện tượng nào đó, lĩnh vực nào đó, con người nào đó thì có thể thấy có những biểu hiện đó. Nhưng xét tổng thể, thì đó không phải là cái chung và của số đông. Văn hóa, đời sống tinh thần của người dân Thủ đô vẫn đang phát triển, đang đi lên, ngày càng phong phú, ngày càng tốt hơn.
Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, ưu thế, điều kiện để làm tốt về mọi mặt, nhưng quan trọng là phải nhận thức được những việc làm chưa tốt. Cần hiểu rõ không chỉ thế mạnh, mà phải thấy rõ cả những yếu kém của mình, có như thế mới mau chóng xây dựng được cả kinh tế và văn hóa Thủ đô phát triển.
-Và cũng có không ít người thực sự băn khoăn, lo ngại, rồi việc hợp nhất Hà Tây về Hà Nội, văn hóa Xứ Đoài có thể sẽ bị coi nhẹ, hoặc những nét đẹp của văn hóa Tràng An cũng bị phai nhạt những nét đặc trưng. Đồng chí có ý kiến gì về những băn khoăn đó?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Thực tế 5 năm qua là câu trả lời thỏa đáng nhất cho vấn đề này. Như chúng ta đã biết, Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước. Hà Nội có truyền thống văn hóa rất đặc biệt, vừa có khả năng thu hút, vừa có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Mở rộng diện tích Thủ đô, đồng thời cũng có nghĩa là mở rộng không gian văn hóa Hà Nội. Thực tế cho thấy, văn hóa Hà Nội sau thời kỳ mở rộng địa giới hành chính đã, đang và sẽ tiếp tục truyền thống hội tụ, lan tỏa. Những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc vốn có của mọi vùng miền không những không bị phai nhạt, suy giảm mà ngược lại, nó đang được tôn lên và ngày càng thăng hoa, làm phong phú thêm văn hóa Thủ đô.
-Thưa đồng chí, khi sáp nhập, một thực tế là có sự mặc cảm, e ngại giữa cán bộ hai địa phương Hà Nội, Hà Tây. Vậy thời gian qua thành phố đã làm gì để giải quyết và dung hòa vấn đề trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Đảng bộ Hà Nội có một truyền thống quý báu là luôn đoàn kết, nhất trí. Nhưng đấy là truyền thống nói chung, còn đi cụ thể vào từng giai đoạn, thời gian, công việc thì nếu như chúng ta không biết phát huy, làm tốt rất có thể vẫn mắc phải khuyết điểm.
Khi thực hiện chủ trương hợp nhất, tôi cũng cảm nhận một cách sâu sắc, có khá nhiều người lo lắng sau khi hợp nhất liệu Hà Nội có đảm bảo được sự đoàn kết, nhất trí hay không. Có làm tốt được khối lượng công việc do quá trình hợp nhất đặt ra?
Câu hỏi đấy, băn khoăn đấy cũng không phải là không có cơ sở vì ngay cả bản thân chúng ta, cơ quan này, cơ quan kia, nơi này, nơi kia đã từng có lúc không thực hiện được sự đoàn kết, nhất trí ấy.
Tôi nhớ, lúc bắt đầu tiến hành hợp nhất, băn khoăn lo lắng đó được hai Đảng bộ Hà Nội và Hà Tây đặc biệt quan tâm. Cho nên tất cả những việc làm, bước đi, quy trình, thủ tục đầu tiên đều rất được quan tâm, chăm lo. Phương châm, khẩu hiệu đề ra lúc đó là: “Đoàn kết-hợp tác-trách nhiệm.” Đoàn kết được nêu lên đầu tiên, rồi tiếp đến là hợp tác và trách nhiệm, đấy là một phương châm chính xác, quan trọng, quyết định thành công. Nó đảm bảo cho chúng ta triển khai tốt hàng loạt các công việc tiếp theo như bố trí bộ máy, phân công cán bộ...
Đúng như anh chị em báo chí nói nơi này, nơi kia có biểu hiện "bằng mặt nhưng không bằng lòng" nhưng bây giờ thì tôi thấy vui vẻ, đồng thuận cao, tất cả mọi người phấn khởi bắt tay vào công việc và nhất là những lúc công to việc lớn, thiên tai, lũ lụt xảy ra, đón chào sự kiện đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội… Nếu không đoàn kết, nhất trí đã không giải quyết được những việc khó khăn, phức tạp vừa qua. Ngoài ra, còn phải kể đến ý chí, tấm lòng, sự tự giác, trước hết là của những người lãnh đạo.
Không một phút lơ là công tác cán bộ
-Một điều chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận là đại đa số người dân vẫn chưa hài lòng về cải cách hành chính, với cung cách phục vụ của cơ quan công quyền. Đồng chí có cùng quan điểm trên?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Mối lo ngại về thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội không phải khi mở rộng địa giới hành chính mới xuất hiện mà là từ lâu rồi. Đến hôm nay, mặc dù đã làm được rất nhiều nhưng người dân vẫn đang còn than phiền về nhiều thứ.
Khi sáp nhập, với quan điểm, cách làm nhằm tạo thuận lợi cho người dân, như không yêu cầu nhân dân phải đổi chứng minh thư, sổ hộ khẩu, biển số xe; không yêu cầu người dân phải làm thêm thủ tục gì khác trong việc học tập, chữa bệnh… Tiếp đến, là nhất thể hóa các cơ chế, chính sách. Có thể nói Hà Nội đã giải quyết việc này một cách rất khoa học, bài bản và giảm bớt được biết bao là phiền hà, tốn kém cho người dân.
Cũng như hiện nay, công an đang làm đăng ký lại chứng nhận xe chính chủ. Nếu chúng ta cứ ngồi một chỗ yêu cầu người dân tới thì họ sẽ khó chịu lắm, mà không biết lúc nào mới xong. Nhưng Hà Nội đã và đang làm để giảm bớt phiền hà cho người dân, công an đến tận nhà từng nhà, làm trực tiếp với dân.
Việc gì khó của dân mà cán bộ làm được thì phải đứng ra nhận mà làm chứ đừng đẩy tất cả cái khó cho người dân. Chúng ta còn chưa hài lòng về nhiều chuyện, nhưng không thể không ghi nhận những tiến bộ, đổi mới trong lĩnh vực cải cách hành chính của Thủ đô.
-Đồng chí có thể cho biết, để phát triển Thủ đô thì khâu nào đang được lãnh đạo Hà Nội quan tâm?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Có nhiều việc cần phải được quan tâm đồng bộ, nhưng Hà Nội đã, đang và sẽ tập trung cho công tác cán bộ. Đây là địa bàn quan trọng, khối lượng công việc lớn, nhiều áp lực và thách thức. Nếu không quan tâm đến công tác cán bộ thì chất lượng của hoạt động không thể nào được như vừa qua.
Hà Nội đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và ý thức phục vụ nhân dân. Không một giây phút nào Hà Nội không coi trọng công tác cán bộ, từ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, sử dụng cán bộ với những việc làm rất cụ thể./.
Theo Nguyễn Văn Cảnh