Sau năm 2017, Việt Nam có thể không được vay vốn ODA
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nguồn vốn vay ODA của Việt Nam có thể sẽ giảm dần và tiến đến chấm dứt từ sau năm 2017, chuyển sang vay thương mại theo cơ chế thị trường.
- 15-09-2015Nhật Bản là nhà cung cấp vốn ODA lớn nhất cho giao thông Việt Nam
- 24-08-2015Dự án giao thông Việt Nam “siêu” đắt đỏ vì vốn vay ODA?
- 13-08-2015Hút vốn ODA vào nông nghiệp: Sẵn sàng cho giai đoạn mới
- 29-07-2015Được lợi gì từ nguồn vốn vay ODA?
Sáng nay (21/9), Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật quản lý nợ công.
Lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá, Luật quản lý nợ công đã tạo ra môi trường pháp lý quan trọng cho việc huy động nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển. Năm 2015, tổng huy động vốn qua các nguồn ước tính khoảng 660.000 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2014.
Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, Luật Quản lý nợ công đã bộc lộ một số quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi; Việt Nam đã bước vào nhóm có thu nhập trung bình. Nhiều khả năng, nguồn vốn vay ODA sẽ giảm dần và tiến đến chấm dứt từ sau năm 2017, chuyển sang vay thương mại theo cơ chế thị trường.
Theo VTV