SBIC kế thừa nghĩa vụ gì từ Vinashin?
Ngày 21/10/2013, Bộ GTVT đã có Quyết định số 3287 thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) với 8 doanh nghiệp thành viên.
- 11-11-2013Tái cơ cấu Vinashin: 'Bình cũ và rượu cũng cũ'
- 11-11-2013Tái cơ cấu Vinashin: “Bình cũ và rượu cũng cũ”
- 10-11-2013Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào?
- 08-11-2013Tập đoàn Vinashin thành Tổng Công ty SBIC: Hàng vạn lao động đi về đâu
- 31-10-2013Vinashin “thay tên đổi họ” thành SBIC
Xin Bộ trưởng cho biết những điểm mấu chốt trong mô hình hoạt động của SBIC và mô hình này liệu có đảm đương được chiến lược phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam như yêu cầu của Chính phủ giao?
Căn cứ Kết luận số 65 ngày 6/6/2013 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1224 ngày 26/7/2013 về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin. Theo đó, kết thúc thí điểm mô hình Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo các Quyết định số 103 và 104 ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ để chuyển về hoạt động theo mô hình Tổng công ty như trước đây. Thực hiện Quyết định số 1224 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 3287 ngày 21/10/2013 thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC).
"Sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của Tổng công ty cơ bản sẽ được giảm nợ gốc, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được Tập đoàn thực hiện mua lại. Số nợ còn lại được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến năm 2023 và 2025”. Bộ trưởng Đinh La Thăng |
Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó, Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Công ty con - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; Trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật đối với Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Các doanh nghiệp này trong thời gian tới có thể đóng được tàu đến 70.000 tấn và nhiều loại tàu chuyên dùng; Sửa chữa được tàu trọng tải đến 200.000 tấn. Về dài hạn, các doanh nghiệp này đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, phát triển trong tương lai, đảm bảo phục vụ mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Gần 1.500 CNVLĐ Công ty Cổ phần Sông Cấm (1 trong 8 thành viên của SBIC) được đảm bảo đủ việc làm, thu nhập khá |
Vậy còn tiến độ tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn Vinashin như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Trước thời điểm thực hiện tái cơ cấu về tài chính, Tập đoàn có các khoản nợ lớn (chỉ tính nợ gốc, chưa tính lãi) như: Nợ các tổ chức tín dụng trong nước: 24.623 tỷ đồng; Nợ do tự vay các tổ chức tín dụng nước ngoài: 600 triệu USD; Nhận nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay có thể đàm phán khác: 135,1 triệu USD.
Thời gian qua, Tập đoàn kiên trì đàm phán, thỏa thuận với các chủ nợ để thực hiện tái cơ cấu từng khoản nợ theo hướng khoanh nợ, giảm nợ gốc, xóa nợ lãi, giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ. Đây là giải pháp xử lý nợ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, kết quả đạt được như sau:
- Đối với khoản nợ Tập đoàn tự vay các tổ chức tín dụng nước ngoài: Ngày 10/10/2013, Tập đoàn và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore.
- Khoản nhận nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, Tập đoàn đã hoàn thành cơ cấu nợ 112 triệu USD bằng việc mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Tập đoàn đã giảm nợ được khoảng 85 triệu USD tương đương 1.704 tỷ đồng. Dự kiến, sau khi hoàn thành tái cơ cấu khoản nợ trên, Tập đoàn sẽ giảm nợ được khoảng 2.000 tỷ đồng.
Những gam tàu đặc chủng, hiện đại nhất thế giới đang được Công ty đóng tàu Sông Cấm hoàn thiện |
Thưa Bộ trưởng, đối với 236 doanh nghiệp thuộc nhóm phải tái cấu trúc sẽ được xử lý ra sao?
Đối với 236 doanh nghiệp không giữ lại, Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tiếp tục rà soát, đánh giá, quản lý, kiểm soát chặt chẽ tài sản để tái cơ cấu một cách thận trọng, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản xử lý xong theo 2 nhóm: Nhóm 70 doanh nghiệp còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư; Nhóm 166 doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu thì căn cứ thực trạng tài chính của doanh nghiệp để thực hiện giải thể, phá sản hoặc bán theo quy định của pháp luật.
Sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của Tổng công ty cơ bản sẽ được giảm nợ gốc, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được Tập đoàn thực hiện mua lại. Số nợ còn lại được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến năm 2023 và 2025.
Tại thời điểm năm 2009, Vinashin có khoảng 70.000 lao động bao gồm cả lao động thời vụ. Trước những diễn biến khó khăn của Tập đoàn vào năm 2010, lao động thời vụ đã chủ động nghỉ, chuyển việc. Do vậy, lao động của Tập đoàn tại thời điểm trước khi thực hiện tái cơ cấu còn khoảng 53.000 người. Sau khi chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo Quyết định số 926 ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, lao động năm 2010 là 46.532 người, năm 2011 là 36.402 người, đến 31/12/2012, tổng số lao động của Tập đoàn khoảng 28.500 người (lao động có việc làm chiếm 74,37%, lao động thiếu việc làm chiếm 25,63%). |
Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, nhân rộng mô hình đã thành công tại một số doanh nghiệp như: Hyundai Vinashin, Damen Sông Cấm...
Bước đầu đã có những tín hiệu khả quan với các đối tác lớn như: Tập đoàn Samsung, Damen Hà Lan, Veka Hà Lan và một số chủ tàu tiềm năng. Với định hướng này, một số đơn vị có điều kiện tốt (Sông Cấm, Hạ Long, Cam Ranh) sẽ tiếp cận được nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và phương thức tổ chức quản lý tiên tiến, đặc biệt trong tổ chức quản lý thi công, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng quốc tế. Các đơn hàng trong nước và các đơn hàng sửa chữa sẽ được tập trung cho các doanh nghiệp còn lại.
Xét tổng thể các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại, tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, thời gian thực hiện tái cơ cấu tương đối dài và sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần vượt qua.
Tính đến 31/8/2013, Tập đoàn có tổng số 25.306 người (lao động có việc làm là 17.367 người chiếm 68,63%; Lao động không có việc làm là 7.939 người chiếm 31,37%). Trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, Tập đoàn và các doanh nghiệp đã chủ động giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động phù hợp với quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp các doanh nghiệp chưa có nguồn để chi trả cho người lao động, Tập đoàn tạm thời được sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh để trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo lộ trình cắt giảm lao động. Trên cơ sở thực tế chi trả trợ cấp cho người lao động thuộc Tập đoàn, Bộ GTVT tiến hành thẩm định, Bộ Tài chính thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hỗ trợ cho Tập đoàn, Tập đoàn sẽ sử dụng nguồn thu trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để hoàn trả Quỹ.