Sẽ giảm một nửa thuế, phí ôtô?
Để phát triển công nghiệp ôtô, Bộ Công Thương cho rằng cần giảm một nửa mức thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ.
Khi xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn mới
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Công Thương tiếp tục xác định
vấn đề dung lượng thị trường sẽ quyết định đến tương lai của ngành.
Và vì vậy, các chuyên gia đã nêu lên 4 phương án được tính toán cho ngành công nghiệp ôtô, gồm: (1) thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo biểu thuế suất hiện hành, lệ phí trước bạ 10-15% đối với xe đăng ký lần đầu và 2% đối với xe đăng ký từ lần thứ hai; (2) giảm 30% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu; (3) giảm 50% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu; (4) giảm 70% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 70% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu.
Từ bối cảnh cụ thể và các tính toán, Bộ Công Thương đã lựa chọn và kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chiến lược, chính sách theo phương án thứ 3.
Theo cơ quan này, nếu thực hiện giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ đối với xe chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu, riêng loại xe được lựa chọn là xe chiến lược sẽ được giảm thuế 70%, kỳ vọng sức mua ôtô trên thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 20%/năm.
Về thu ngân sách, nhóm nghiên cứu cho rằng việc giảm thuế, phí sẽ được bù đắp bằng việc tăng lượng xe đóng thuế, phí. Bởi khi bùng nổ sức mua, lượng xe sẽ tăng khoảng 15% vào năm 2015 và tăng lên khoảng 40% vào năm 2020 so với hiện tại.
Nếu thực hiện giảm thuế, phí theo phương án 3, Bộ Công Thương dự báo tổng dung lượng thị trường vào năm 2015 sẽ đạt xấp xỉ 157.000 xe, năm 2020 tăng lên gần 383.000 xe và năm 2030 sẽ vượt mức 2 triệu xe. Tổng dung lượng thị trường của năm 2013 dự báo đạt khoảng 108.000 xe.
Theo lộ trình, chỉ còn 5 năm nữa là mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN+ (bao gồm cả 3 quốc gia đã ký các hiệp định thương mại với ASEAN gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) sẽ giảm về 0-5%. Qua đó, sức ép của xe nhập khẩu giá thấp sẽ đè rấp nặng lên các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cũng từ thực tế này, hiện nhiều hãng xe đang và đang thu hẹp dần khu vực sản xuất và thay vào đó là mở rộng mảng thị trường xe nhập khẩu. Đó là một nguy cơ đổ vỡ hiện hữu của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Trong một cuộc họp mới đây, ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), đã lo ngại rằng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý, Việt Nam sẽ trở thành thị trường nhập khẩu ôtô khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong ASEAN về 0% vào năm 2018, dẫn tới gia tăng áp lực nhập siêu cho nền kinh tế.
Do vậy, phương án giảm mạnh thuế phí nhằm phát triển dung lượng thị trường, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô rất cần được quyết định sớm.
Các chuyên gia nhận định, với dung lượng thị trường có được từ việc thực hiện giảm mạnh các loại thuế, phí sẽ đủ sức “níu chân” các hãng xe lớn ở lại sản xuất thay vì chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn. Thậm chí, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm sản xuất, xuất khẩu ôtô của khu vực ASEAN, chia sẻ với Thái Lan và Indonesia.
Và vì vậy, các chuyên gia đã nêu lên 4 phương án được tính toán cho ngành công nghiệp ôtô, gồm: (1) thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo biểu thuế suất hiện hành, lệ phí trước bạ 10-15% đối với xe đăng ký lần đầu và 2% đối với xe đăng ký từ lần thứ hai; (2) giảm 30% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu; (3) giảm 50% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu; (4) giảm 70% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và 70% lệ phí trước bạ đối với ôtô đăng ký lần đầu.
Từ bối cảnh cụ thể và các tính toán, Bộ Công Thương đã lựa chọn và kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chiến lược, chính sách theo phương án thứ 3.
Theo cơ quan này, nếu thực hiện giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ đối với xe chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu, riêng loại xe được lựa chọn là xe chiến lược sẽ được giảm thuế 70%, kỳ vọng sức mua ôtô trên thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 20%/năm.
Về thu ngân sách, nhóm nghiên cứu cho rằng việc giảm thuế, phí sẽ được bù đắp bằng việc tăng lượng xe đóng thuế, phí. Bởi khi bùng nổ sức mua, lượng xe sẽ tăng khoảng 15% vào năm 2015 và tăng lên khoảng 40% vào năm 2020 so với hiện tại.
Nếu thực hiện giảm thuế, phí theo phương án 3, Bộ Công Thương dự báo tổng dung lượng thị trường vào năm 2015 sẽ đạt xấp xỉ 157.000 xe, năm 2020 tăng lên gần 383.000 xe và năm 2030 sẽ vượt mức 2 triệu xe. Tổng dung lượng thị trường của năm 2013 dự báo đạt khoảng 108.000 xe.
Theo lộ trình, chỉ còn 5 năm nữa là mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN+ (bao gồm cả 3 quốc gia đã ký các hiệp định thương mại với ASEAN gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) sẽ giảm về 0-5%. Qua đó, sức ép của xe nhập khẩu giá thấp sẽ đè rấp nặng lên các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cũng từ thực tế này, hiện nhiều hãng xe đang và đang thu hẹp dần khu vực sản xuất và thay vào đó là mở rộng mảng thị trường xe nhập khẩu. Đó là một nguy cơ đổ vỡ hiện hữu của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Trong một cuộc họp mới đây, ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), đã lo ngại rằng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý, Việt Nam sẽ trở thành thị trường nhập khẩu ôtô khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong ASEAN về 0% vào năm 2018, dẫn tới gia tăng áp lực nhập siêu cho nền kinh tế.
Do vậy, phương án giảm mạnh thuế phí nhằm phát triển dung lượng thị trường, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô rất cần được quyết định sớm.
Các chuyên gia nhận định, với dung lượng thị trường có được từ việc thực hiện giảm mạnh các loại thuế, phí sẽ đủ sức “níu chân” các hãng xe lớn ở lại sản xuất thay vì chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn. Thậm chí, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm sản xuất, xuất khẩu ôtô của khu vực ASEAN, chia sẻ với Thái Lan và Indonesia.
Theo An Nhi