Siết chặt "rào" với hàng Trung Quốc chất lượng kém
Những hàng chất lượng kém, độc hại này chủ yếu hàng nhập lậu qua các cửa khẩu, tiểu ngạch và dọc đường biên giới rất dài của nước ta.
Tuy không phân biệt xuất xứ nhưng hàng hoá không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu đùng thì phải kiên quyết ngăn chặn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên bên lề cuộc giao ban trực tuyến 6 tháng đầu năm 2009 của Bộ Công Thương.
Thưa ông, thời gian qua hàng Trung Quốc chất lượng kém vào Việt
- Thực tế, hàng Trung Quốc nhập vào Việt
Nhưng vừa rồi, có hiện tượng một số loại quần áo trẻ em có nhiễm độc như chất fomadehyde do chính phía Trung Quốc phát hiện ra. Ngay khi có thông tin này, các cơ quan quản lý của ta cũng đã vào cuộc. Cơ quan Quản lý thị trường của Việt
Tuy nhiên, những hàng chất lượng kém, độc hại này chủ yếu hàng nhập lậu qua các cửa khẩu, tiểu ngạch và dọc đường biên giới rất dài của nước ta.
Hiện Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Công Thương đang xây dựng hàng rào kỹ thuật, đưa ra mức nào thì không cho sử dụng.
Cụ thể các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng đó như thế nào và chế tài cho việc vi phạm ra sao, thưa ông?
- Các sản phẩm nhập chính ngạch sẽ có quy định cụ thể như nồng độ hóa học là bao nhiêu, trên mức đó thì không cho nhập nữa… Khi bộ tiêu chuẩn của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Công Thương đã ban hành rồi thì các cơ quan chức năng như thuế, hải quan, cửa khẩu sẽ phải theo đó mà thực hiện.
Nhưng tôi thấy, chỉ qua các công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, dân đã tẩy chay những mặt hàng nhập từ Trung Quốc có chứa chất độc hại rồi.
Khi tiêu chuẩn về chất lượng được ban hành, liệu điều kiện máy móc, thiết bị tại các cửa khẩu có đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại?
- Có! Chúng ta có đủ máy móc thiết bị để kiểm tra và có đủ lực lượng quản lý thị trường ở các cửa khẩu.
Không chỉ hàng hoá thông thường, Việt
- Về máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc cần phân thành hai loại. Một là máy móc thiết bị của Trung Quốc, nhưng do các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển như G7 đầu tư vào, chứ không chỉ là hàng do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất.
Hai là có những thiết bị của Trung Quốc tốt mà lại rẻ. Ví dụ điện Ninh Bình mua máy móc Trung Quốc, qua nhiều năm mà vẫn chạy tốt, vậy thì những công ty lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn có thể mua máy móc Trung Quốc.
Hơn nữa, nếu họ trúng thầu như nhà máy Sơn Động chẳng hạn thì phải chịu thôi vì suất đầu tư nó thấp. Tuy xuất xứ Trung Quốc, nhưng do G7 sản xuất thì không phải là xấu.
Chúng ta không nên phân biệt xuất xứ hàng hoá. Nhưng những sản phẩm của Trung Quốc chất lượng không đáp ứng được tiêu chuẩn thì phải ngăn chặn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bộ Công Thương, tính chung các thị trường, 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam nhập siêu 2,1 tỷ USD. Nhưng riêng thị trường Trung Quốc, 6 tháng qua Việt
Theo Phan Hùng
Vietnamnet