“Soi” top 10 nhóm hàng xuất khẩu giá trị lớn nhất 8 tháng đầu 2014
10 mặt hàng XK lớn nhất không dầu và máy móc, thiết bị góp đến 62,8% tổng kim ngạch; dệt may có tháng thứ 2 liên tiếp dẫn đầu về giá trị; thủy sản ghi nhận mức tăng đến 25% so với 8 tháng/2013.
Mặc dù chưa phải là tháng có thặng dư thương mại lớn nhất, nhưng với kết quả xuất siêu 1,07 tỷ USD tháng 8 đã giúp cán cân thương mại Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt mức kỷ lục 3,07 tỷ USD. Thống kê cho thấy, 10 nhóm ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất đóng góp đến 69,3% tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2014. Nếu loại trừ dầu thô và phụ tùng, máy móc thiết bị, 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đóng góp đến 62,8%.
Xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI chiếm 61% tổng kim ngạch XK trong 8 tháng. Top 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của khu vực này.
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước 8 tháng đầu năm vẫn là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt mức 15,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 5,47 tỷ USD, tăng 1,1% và chiếm 36% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: các Tiểu vương quốc Arập thống nhất: 2,57 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ: 846 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần... so với 8 tháng đầu 2013.
Xếp thứ 2, 3 và 10 về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất 8 tháng đầu năm là hàng dệt may, giày dép các loại và túi xách, ví, mủ, vali, ô dù. 3 nhóm mặt hàng này đóng góp đến 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó:
Đối với hàng dệt may, tháng 8 tiếp tục là tháng thứ 2 hàng dệt may có giá trị xuất khẩu dẫn đầu cả nước, với 2,1 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 13,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với 8 tháng đầu 2013.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, 8 tháng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,3%; tiếp theo là EU đạt 2,21 tỷ USD, tăng 25,3%; Nhật Bản xếp thứ 3 đạt 1,68 tỷ USD, tăng 11%; sang Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 39,8%. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 4 thị trường lớn nhất chiếm tới 85,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Đối giày dép các loại, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 đạt 914 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 7. Tính đến hết tháng 8/2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 6,69 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
EU là thị trường tiêu thụ giày dép Việt Nam lớn nhất và giữ được mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường EU 8 tháng đầu năm đạt 2,33 tỷ USD, tăng 23,9% và chiếm 34,9% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với kim ngạch đạt 2,13 tỷ USD, tăng 24,5%; Nhật Bản đạt 354 triệu USD, tăng 35,6%; sang Trung Quốc đạt 334 triệu USD, tăng 37,4% so với 8 tháng/2013.
Xếp vị trí 5,6,7,8 về giá trị xuất khẩu lớn nhất 8 tháng đầu năm là hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo. Nhóm mặt hàng này đóng góp 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây cũng là nhóm có hàm lượng FDI thấp.
Đối với hàng thủy sản, xuất khẩu trong tháng 8 đạt 763 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng lên 5,03 tỷ USD, tăng 25,1% so với 8 tháng/2013.
Trong 8 tháng/2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 32,5%; EU đạt 913 triệu USD, tăng 29,2%; Nhật Bản đạt 734 triệu USD, tăng 7,4%; Hàn Quốc: 406 triệu USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước trong đó sản phẩm gỗ đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 18,6%.
Đối với gạo, trong tháng 8/2014, cả nước xuất khẩu 662 nghìn tấn, tăng 11,1%; trị giá đạt 302 triệu USD, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu gạo là 4,5 triệu tấn, giảm 7,2% và trị giá đạt 2,04 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,56 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Phillipines tăng mạnh 207% về lượng, đạt 1,04 triệu tấn. Tiếp theo là Malaysia: 273 nghìn tấn, giảm 4,9%; Cuba: 244 nghìn tấn, tăng 7,7%; Ghana: 206 nghìn tấn, giảm 28,7% so với 8 tháng/2013.
Tháng 8 xuất siêu 1,1 tỷ USD, thặng dư thương mại kỷ lục 3 tỷ USD
Xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI chiếm 61% tổng kim ngạch XK trong 8 tháng. Top 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của khu vực này.
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước 8 tháng đầu năm vẫn là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt mức 15,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 5,47 tỷ USD, tăng 1,1% và chiếm 36% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: các Tiểu vương quốc Arập thống nhất: 2,57 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ: 846 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần... so với 8 tháng đầu 2013.
Xếp thứ 2, 3 và 10 về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất 8 tháng đầu năm là hàng dệt may, giày dép các loại và túi xách, ví, mủ, vali, ô dù. 3 nhóm mặt hàng này đóng góp đến 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó:
Đối với hàng dệt may, tháng 8 tiếp tục là tháng thứ 2 hàng dệt may có giá trị xuất khẩu dẫn đầu cả nước, với 2,1 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 13,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với 8 tháng đầu 2013.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, 8 tháng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,3%; tiếp theo là EU đạt 2,21 tỷ USD, tăng 25,3%; Nhật Bản xếp thứ 3 đạt 1,68 tỷ USD, tăng 11%; sang Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 39,8%. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 4 thị trường lớn nhất chiếm tới 85,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Đối giày dép các loại, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 đạt 914 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 7. Tính đến hết tháng 8/2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 6,69 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
EU là thị trường tiêu thụ giày dép Việt Nam lớn nhất và giữ được mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường EU 8 tháng đầu năm đạt 2,33 tỷ USD, tăng 23,9% và chiếm 34,9% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với kim ngạch đạt 2,13 tỷ USD, tăng 24,5%; Nhật Bản đạt 354 triệu USD, tăng 35,6%; sang Trung Quốc đạt 334 triệu USD, tăng 37,4% so với 8 tháng/2013.
Xếp vị trí 5,6,7,8 về giá trị xuất khẩu lớn nhất 8 tháng đầu năm là hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo. Nhóm mặt hàng này đóng góp 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây cũng là nhóm có hàm lượng FDI thấp.
Đối với hàng thủy sản, xuất khẩu trong tháng 8 đạt 763 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng lên 5,03 tỷ USD, tăng 25,1% so với 8 tháng/2013.
Trong 8 tháng/2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 32,5%; EU đạt 913 triệu USD, tăng 29,2%; Nhật Bản đạt 734 triệu USD, tăng 7,4%; Hàn Quốc: 406 triệu USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước trong đó sản phẩm gỗ đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 18,6%.
Đối với gạo, trong tháng 8/2014, cả nước xuất khẩu 662 nghìn tấn, tăng 11,1%; trị giá đạt 302 triệu USD, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu gạo là 4,5 triệu tấn, giảm 7,2% và trị giá đạt 2,04 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,56 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Phillipines tăng mạnh 207% về lượng, đạt 1,04 triệu tấn. Tiếp theo là Malaysia: 273 nghìn tấn, giảm 4,9%; Cuba: 244 nghìn tấn, tăng 7,7%; Ghana: 206 nghìn tấn, giảm 28,7% so với 8 tháng/2013.
Tháng 8 xuất siêu 1,1 tỷ USD, thặng dư thương mại kỷ lục 3 tỷ USD
Trường Giang