Tái cơ cấu nền kinh tế: Cửa sổ không phải lúc nào cũng mở
Đó là ý kiến của đại diện Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 khai mạc sáng nay 27/9 tại Ninh Bình.
“Trong bối cảnh hội nhập sâu sắc của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển, có thể nói đây là những cơ hội hiếm thấy, cửa sổ không phải lúc nào cũng mở”.
Đó chính là ý kiến của đại diện Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 khai mạc sáng nay 27/9 tại Ninh Bình.
Diễn đàn lần này tiếp tục với sự có mặt của các chuyên gia kinh tế hàng đầu: Võ Trí Thành, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên… cùng các nhà hoạch định chính sách cùng ngồi lại đánh giá về đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và những chuyển biến mạnh mẽ cho phù hợp với thời kỳ mới.
Chủ đề của diễn đàn lần này là “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế mùa thu, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội cho biết người dân Việt Nam đang đặc biệt kỳ vọng vào đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Theo bà Ngân, Diễn đàn lần này có 30 bài tham luận của các chuyên gia kinh tế, đại biểu. “Tôi sẽ dành hết thời gian tại diễn đàn lần này để chăm chú lắng nghe, bởi các ý kiến đóng góp trong diễn đàn có ý nghĩa rất lớn trong thẩm tra điều chuyển của nền kinh tế của Việt Nam”, bà Ngân nói.
Đánh giá về việc tái cơ cấu kinh tế trong thời gian qua, bà Ngân nhận định kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều chuyển biến, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất ổn vĩ mô. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Nhiều chỉ tiêu về lao động, việc làm không đạt được.
Cụ thể, nền kinh tế còn nhiều bất cập, phục hồi chậm, chưa có sự bứt phá. Hoạt động kinh doanh yếu kém, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản ở mức cao, có 47.000 doanh nghiệp phá sản trong 8 tháng đầu năm. Lãi suất cho vay tuy giảm nhưng khả năng tiếp cận còn hạn chế, tặng trưởng tín dụng chỉ 6,21%. Đây là mức tăng ko đáng kể. Xử lý nợ xấu của ngân hàng còn chậm, số lượng xử lý còn thấp.
Về kinh tế nông nghiệp theo bà Ngân còn nhiều khó khăn. Ở khía cạnh xã hội nổi lên nhiều vấn đề: dịch bệnh, dịch sởi…
“Đảng ta chuẩn bị công cuộc tổng kết 30 năm quá trình đổi mới, nên những ý kiến trong diễn đàn sẽ đặc biệt được xem trọng, mang ý nghĩa tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách”, bà Ngân cho hay.
Trong khí đó, đại diện IMF cho rằng, Việt Nam đang phải gánh chịu nhiều tác động từ các tổn thương của nền kinh tế thế giới. Theo nghiên cứu của IMF, kinh tế Việt Nam vẫn tổn tại nhiều khó khăn, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chưa theo kịp được khối FDI. Vị này khẳng định cải cách kinh tế vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, tăng trưởng kinh tế.
“Nếu không cải cách tổng thể, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương đến lúc đó những thành quả cải cách mấy chục năm qua có thể về con số 0”, vị đại diện IMF cảnh báo.
Cũng theo đại diện IMF, kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng đầy thách thức. Trong bối cảnh hội nhập sâu sắc của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển, có thể nói đây là những cơ hội hiếm thấy, cửa sổ không phải lúc nào cũng mở. Vấn đề còn lại là Việt Nam có nắm bắt được cơ hội hay không.
Đó chính là ý kiến của đại diện Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 khai mạc sáng nay 27/9 tại Ninh Bình.
Diễn đàn lần này tiếp tục với sự có mặt của các chuyên gia kinh tế hàng đầu: Võ Trí Thành, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên… cùng các nhà hoạch định chính sách cùng ngồi lại đánh giá về đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và những chuyển biến mạnh mẽ cho phù hợp với thời kỳ mới.
Chủ đề của diễn đàn lần này là “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế mùa thu, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội cho biết người dân Việt Nam đang đặc biệt kỳ vọng vào đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Theo bà Ngân, Diễn đàn lần này có 30 bài tham luận của các chuyên gia kinh tế, đại biểu. “Tôi sẽ dành hết thời gian tại diễn đàn lần này để chăm chú lắng nghe, bởi các ý kiến đóng góp trong diễn đàn có ý nghĩa rất lớn trong thẩm tra điều chuyển của nền kinh tế của Việt Nam”, bà Ngân nói.
Đánh giá về việc tái cơ cấu kinh tế trong thời gian qua, bà Ngân nhận định kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều chuyển biến, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất ổn vĩ mô. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Nhiều chỉ tiêu về lao động, việc làm không đạt được.
Cụ thể, nền kinh tế còn nhiều bất cập, phục hồi chậm, chưa có sự bứt phá. Hoạt động kinh doanh yếu kém, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản ở mức cao, có 47.000 doanh nghiệp phá sản trong 8 tháng đầu năm. Lãi suất cho vay tuy giảm nhưng khả năng tiếp cận còn hạn chế, tặng trưởng tín dụng chỉ 6,21%. Đây là mức tăng ko đáng kể. Xử lý nợ xấu của ngân hàng còn chậm, số lượng xử lý còn thấp.
Về kinh tế nông nghiệp theo bà Ngân còn nhiều khó khăn. Ở khía cạnh xã hội nổi lên nhiều vấn đề: dịch bệnh, dịch sởi…
“Đảng ta chuẩn bị công cuộc tổng kết 30 năm quá trình đổi mới, nên những ý kiến trong diễn đàn sẽ đặc biệt được xem trọng, mang ý nghĩa tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách”, bà Ngân cho hay.
Trong khí đó, đại diện IMF cho rằng, Việt Nam đang phải gánh chịu nhiều tác động từ các tổn thương của nền kinh tế thế giới. Theo nghiên cứu của IMF, kinh tế Việt Nam vẫn tổn tại nhiều khó khăn, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chưa theo kịp được khối FDI. Vị này khẳng định cải cách kinh tế vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, tăng trưởng kinh tế.
“Nếu không cải cách tổng thể, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương đến lúc đó những thành quả cải cách mấy chục năm qua có thể về con số 0”, vị đại diện IMF cảnh báo.
Cũng theo đại diện IMF, kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng đầy thách thức. Trong bối cảnh hội nhập sâu sắc của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển, có thể nói đây là những cơ hội hiếm thấy, cửa sổ không phải lúc nào cũng mở. Vấn đề còn lại là Việt Nam có nắm bắt được cơ hội hay không.
Dòng sự kiện: |
Hướng Dương