Tái cơ cấu ngành cà phê: Làm sao để Việt Nam có "miếng bánh" to?
Ngành nông nghiệp đang trong giai đoạn tái cơ cấu theo hướng tăng giá trị mà không cần phải tăng sản lượng. Điều đó đúng với mọi ngành hàng, trong đó có cà phê .
- 07-04-2014Ban điều phối ngành cà phê: Có làm nên “phép màu”?
- 10-11-2013Cứu ngành cà phê: Cách nào?
- 08-11-2013Ngành cà phê cần “chiếc ghế ICO”
- 09-09-2013Lo ngại cho thế mạnh của ngành cà phê
- 15-08-2013Nợ xấu ngành cà phê hơn 6.300 tỷ đồng
Khi bán 1 kg cà phê nhân, số tiền thu được là khoảng 2 USD, tương đương với mức giá của một ly cà phê được bán tại nước ngoài. Trong khi đó, 1 kg cà phê nhân này có thể pha được tới 50 ly. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa giá của 1 ly cà phê tại Việt Nam và 1 ly cà phê tại nước ngoài là 50 lần.
Trong một thế giới liên kết - một thị trường thương mại có tính liên kết cao như hiện nay, một người không thể “làm tất ăn cả”. Rõ ràng, Việt Nam đang phải chấp nhận một “miếng bánh” quá bé so với những gì đáng được hưởng. Làm thế nào để “miếng bánh” đó to ra và làm thế nào để tất cả đều có phần?
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Đối thoại chính sách đã mời tới trường quay ông Nguyễn Văn Lạng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), ông Bùi Quang Nam - Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Sagaso - đại diện cho doanh nghiệp và ông Trần Nhật Quang - chủ trang trại cà phê tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - đại diện cho người trồng.