Tái cơ cấu VNPT: “Bố mẹ bảo sao, con nghe vậy”
Vì sao đề án tái cơ cấu VNPT “năm lần bảy lượt” lỡ hẹn và đến giờ vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt?...
Duy nhất chỉ còn lại đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đến thời điểm hiện tại vẫn chưa chính thức được phê duyệt.
Bảy tập đoàn kinh tế nhà nước khác đều đã được Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tháng 11/2012), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (tháng 12/2012), Tập đoàn Cao su Việt Nam (tháng 1/2013), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tháng 1/2013), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (tháng 2/2013), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (tháng 2/2013), và muộn nhất là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tháng 5/2013).
Vì sao đề án tái cơ cấu VNPT “năm lần bảy lượt” lỡ hẹn và đến giờ vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, dù đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hơn một lần đốc thúc VNPT cùng bộ chủ quản Thông tin và Truyền thông phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tập đoàn này?
VNPT được xem là một trong những tập đoàn đầu tiên trình đề án tái cơ cấu lên Chính phủ, trước cả khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” (tháng 7/2012).
Thế nhưng, đề án tái cơ cấu của VNPT có lẽ là trường hợp “đặc biệt và duy nhất” gặp nhiều gập ghềnh, sóng gió như chính những thăng trầm phát triển của VNPT trong hai ba năm lại đây.
Ngoài những chỉ đạo, định hướng chung của Chính phủ về tái cơ cấu các tập đoàn như tập trung vào ngành sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn trong các lĩnh vực ngoài ngành, sắp xếp, cơ cấu lại mô hình tổ chức… thì đề án tái cơ cấu của VNPT còn có những “nỗi niềm biết tỏ cùng ai”.
Theo đề án VNPT xây dựng, tập đoàn này đã đề nghị Thủ tướng không cổ phần hóa MobiFone, thay vào đó, sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT cùng các công ty chủ lực sau năm 2015. Kế hoạch của tập đoàn là chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile).
Mong muốn trên của VNPT xem ra “không hợp” với Nghị định 25 (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông), với quy định: “Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định”.
Đặc biệt là chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông trong đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông nói chung là hình thành 3 - 4 doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia để đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh.
Nghĩa là, VNPT sẽ phải “chia tay” với một trong hai “đứa con” của mình: MobiFone hoặc VinaPhone. Và, vấn đề quan trọng này được hiểu cần phải được “liệt kê” và là nội dung cốt lõi trong đề án tái cơ cấu để phù hợp với những chủ trương trên.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy vào tháng 8/2012, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, đề án tái cơ cấu của VNPT xây dựng là “chủ quan của doanh nghiệp, các bộ ngành cũng chưa họp, chưa có ý kiến chính thức về bất kỳ vấn đề gì”.
Khi đó ông Thắng cũng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ đề án về tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng trong quý 3/2012, sau khi trình và được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đề án đó, các doanh nghiệp viễn thông mới xây dựng và trình đề án của mình.
Vì thế, có thể xem đề án trước đó của VNPT là “chưa hợp lệ”. Đây được xem là một trong những lý do chính khiến đề án tái cơ cấu VNPT phải xây dựng lại và chậm trễ trình Chính phủ.
Nhưng, ở một góc độ khác, nội bộ doanh nghiệp, có thể việc chậm trễ trong việc hoàn thiện lại đề án, ngoài những lý do khách quan, cũng có những lý do chủ quan dễ thông cảm khi VNPT hẳn sẽ không muốn mất một trong hai đứa con của mình vì rất nhiều lý do, cả vật chất lẫn tinh thần.
Sau lần “chưa hợp lệ” trên, đề án tái cơ cấu VNPT thêm một lần nữa chịu tác động bởi quy định mới. Với Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNPT.
Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ là người thẩm định cùng với các bộ như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, sau đó VNPT sẽ tự trình đề án lên Chính phủ. Thì giờ đây, Bộ sẽ “đóng vai” xem xét đề án và sẽ chịu trách nhiệm trình Chính phủ đề án tái cấu trúc của VNPT.
Vì thế, đề án trên có lẽ cũng sẽ có những “độ trễ” nhất định.
Một lãnh đạo của VNPT khi trò chuyện với VnEconomy, khi được hỏi về kế hoạch cũng như mong muốn trong việc tái cấu trúc tập đoàn và việc “phân vai của Bộ”, ông xin không phân tích, lý giải hay bày tỏ gì, mà chỉ nói: “Các bạn cũng làm bố mẹ, cũng có con, bố mẹ bảo sao thì con phải nghe vậy thôi”.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2014 là thực hiện triển khai đề án tái cơ cấu VNPT.
Nhưng, “việc triển khai đề án này không phải là để cho Bộ, không phải cho riêng VNPT mà để cho thị trường viễn thông của Việt Nam phát triển mạnh lên và bền vững, và trước hết bản thân VNPT cũng có động lực đẩy mạnh”, ông nhấn mạnh.
Bảy tập đoàn kinh tế nhà nước khác đều đã được Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tháng 11/2012), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (tháng 12/2012), Tập đoàn Cao su Việt Nam (tháng 1/2013), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tháng 1/2013), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (tháng 2/2013), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (tháng 2/2013), và muộn nhất là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tháng 5/2013).
Vì sao đề án tái cơ cấu VNPT “năm lần bảy lượt” lỡ hẹn và đến giờ vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt, dù đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hơn một lần đốc thúc VNPT cùng bộ chủ quản Thông tin và Truyền thông phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tập đoàn này?
VNPT được xem là một trong những tập đoàn đầu tiên trình đề án tái cơ cấu lên Chính phủ, trước cả khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” (tháng 7/2012).
Thế nhưng, đề án tái cơ cấu của VNPT có lẽ là trường hợp “đặc biệt và duy nhất” gặp nhiều gập ghềnh, sóng gió như chính những thăng trầm phát triển của VNPT trong hai ba năm lại đây.
Ngoài những chỉ đạo, định hướng chung của Chính phủ về tái cơ cấu các tập đoàn như tập trung vào ngành sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn trong các lĩnh vực ngoài ngành, sắp xếp, cơ cấu lại mô hình tổ chức… thì đề án tái cơ cấu của VNPT còn có những “nỗi niềm biết tỏ cùng ai”.
Theo đề án VNPT xây dựng, tập đoàn này đã đề nghị Thủ tướng không cổ phần hóa MobiFone, thay vào đó, sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT cùng các công ty chủ lực sau năm 2015. Kế hoạch của tập đoàn là chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile).
Mong muốn trên của VNPT xem ra “không hợp” với Nghị định 25 (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông), với quy định: “Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định”.
Đặc biệt là chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông trong đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông nói chung là hình thành 3 - 4 doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia để đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh.
Nghĩa là, VNPT sẽ phải “chia tay” với một trong hai “đứa con” của mình: MobiFone hoặc VinaPhone. Và, vấn đề quan trọng này được hiểu cần phải được “liệt kê” và là nội dung cốt lõi trong đề án tái cơ cấu để phù hợp với những chủ trương trên.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy vào tháng 8/2012, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, đề án tái cơ cấu của VNPT xây dựng là “chủ quan của doanh nghiệp, các bộ ngành cũng chưa họp, chưa có ý kiến chính thức về bất kỳ vấn đề gì”.
Khi đó ông Thắng cũng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ đề án về tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng trong quý 3/2012, sau khi trình và được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đề án đó, các doanh nghiệp viễn thông mới xây dựng và trình đề án của mình.
Vì thế, có thể xem đề án trước đó của VNPT là “chưa hợp lệ”. Đây được xem là một trong những lý do chính khiến đề án tái cơ cấu VNPT phải xây dựng lại và chậm trễ trình Chính phủ.
Nhưng, ở một góc độ khác, nội bộ doanh nghiệp, có thể việc chậm trễ trong việc hoàn thiện lại đề án, ngoài những lý do khách quan, cũng có những lý do chủ quan dễ thông cảm khi VNPT hẳn sẽ không muốn mất một trong hai đứa con của mình vì rất nhiều lý do, cả vật chất lẫn tinh thần.
Sau lần “chưa hợp lệ” trên, đề án tái cơ cấu VNPT thêm một lần nữa chịu tác động bởi quy định mới. Với Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNPT.
Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ là người thẩm định cùng với các bộ như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, sau đó VNPT sẽ tự trình đề án lên Chính phủ. Thì giờ đây, Bộ sẽ “đóng vai” xem xét đề án và sẽ chịu trách nhiệm trình Chính phủ đề án tái cấu trúc của VNPT.
Vì thế, đề án trên có lẽ cũng sẽ có những “độ trễ” nhất định.
Một lãnh đạo của VNPT khi trò chuyện với VnEconomy, khi được hỏi về kế hoạch cũng như mong muốn trong việc tái cấu trúc tập đoàn và việc “phân vai của Bộ”, ông xin không phân tích, lý giải hay bày tỏ gì, mà chỉ nói: “Các bạn cũng làm bố mẹ, cũng có con, bố mẹ bảo sao thì con phải nghe vậy thôi”.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2014 là thực hiện triển khai đề án tái cơ cấu VNPT.
Nhưng, “việc triển khai đề án này không phải là để cho Bộ, không phải cho riêng VNPT mà để cho thị trường viễn thông của Việt Nam phát triển mạnh lên và bền vững, và trước hết bản thân VNPT cũng có động lực đẩy mạnh”, ông nhấn mạnh.
Theo Mạnh Chung