Tầng lớp trung lưu tăng nhanh, ngân hàng thu lợi lớn
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang tăng mạnh, cùng với xu hướng cho vay tiêu dung tăng cao giúp các ngân hàng thu lợi lớn mảng ngân hàng bán lẻ.
- 14-07-2014Mỗi năm Việt Nam có 2 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu
- 20-01-2014Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang tăng mạnh
Đó là nhận định mới nhất của ICAEW (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales) tại Báo cáo Tầm nhìn Đông Nam Á - Economic Insight: South East Asia quý 3/2014, do CEBR - Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh là đơn vị dự báo kinh tế của ICAEW thực hiện.
Trong tâm của báo cáo kinh tế này tập trung về tình hình kinh tế ở các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy nhiên, việc các những khoản nợ cá nhân (hộ gia đình) gia tăng cũng khiến các Ngân hàng thương mại các nước Đông Nam Á đau đầu nhằm tìm biện pháp thích hợp kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
Báo cáo chỉ ra rằng, lãi suất thấp kỷ lục cùng việc nới lỏng định lượng từ phía các ngân hàng trung ương phương Tây đã đẩy nguồn vốn vào thị trường Đông Nam Á và cho lợi nhuận cao hơn. Điều này cho phép các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á có thể vay vốn từ thị trường tiền tệ toàn cầu ở một mức giá rất thấp.
Kết quả là, người tiêu dùng có thể vay vốn từ các ngân hàng trong khu vực dễ dàng và tốc độ chưa từng có trước đây. Một phần của sự thành công này đến từ việc các ngân hàng đã chuyển đối tượng mục tiêu của mình - từ việc cho vay kinh doanh sang cho vay tiêu dùng.
Điều này dẫn đến các ngân hàng Đông Nam Á hiện tại được xem như là một trong những nơi thu về lợi nhuận cao nhất trên thế giới và tập trung nguồn vốn mạnh. Một phần nhờ vào khả năng cho vay đối với các thị trường lớn trong nước kết hợp cùng sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. ICAEW dự báo tầng lớp trung lưu sẽ còn tiếp tục mở rộng và tăng trưởng từ 16% đến 28% trong vòng 5 năm tới.
Và ở Việt Nam cũng đang cho thấy điều đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam cũng tiếp tục tăng mạnh.
Mặc dù tỷ lệ cho vay hộ gia đình đã tăng nhanh đến mức đáng báo động, như ở thị trường Thái Lan và Malaysia, nó lại không phải là một vấn đề bức thiết thực sự.
Ở một mức độ vừa phải thì những khoản nợ của cá nhân tại các ngân hàng lại đang mang đến sự hữu ích. Nó giúp cải thiện cuộc sống, hoặc mua hàng với giá trị bằng vài tháng thu nhập.
Điều này cũng khuyến khích sự thay đổi việc tăng trưởng dựa vào xuất khẩu thường thấy ở các nước mới nổi, để hướng tới mô hình tăng trưởng tiêu thụ theo định hướng bền vững.
Sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đã cải thiện tình hình tiêu thụ nội địa, mà ở hầu hết các nước Đông Nam Á việc tiêu thụ nội địa trong tổng GDP vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, Báo cáo kinh tế này của ICAEW cũng cảnh báo cần lưu ý nếu nền kinh tế đã có tốc độ tiêu thụ cao thì cần tránh nâng cao mức sống giả tạo. Nếu tiếp tục cho phép tăng trưởng tín dụng bằng việc gia tăng lĩnh vực cho vay cá nhân nhằm bù đắp sự tăng trưởng về lương ở nhóm có thu nhập thấp có thể mang lại các khoản nợ xấu. Và điều đó cứ tiếp diễn thì rất dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Cũng tại báo cáo, Ông Charles Davis, Giám đốc CEBR, cảnh báo dù sau khủng hoảng tài chính 1997 bởi việc cho vay kinh doanh không hiệu quả, và sau đó các ngân hàng đã có nhiều cải cánh, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, hợp nhất ngân hàng,…nhưng các ngân hàng vẫn cần phải cảnh giác về tiêu chuẩn cho vay, mà bài học thực tế của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và châu Âu vào cuối nhưng năm 2000.
Bên cạnh đó, Báo cáo của ICAEW còn đề cập tới những dự báo về tình hình kinh tế của Indonesia có thể tăng mạnh 5,2% GDP trong năm 2014 và 5,8% GDP vào năm 2016.
Trong khi đó, kinh tế Malaysia đang quá phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Tăng trưởng mạnh tiếp tục được củng cố bằng lãi suất thấp ở Philippines góp phần tăng những lo ngại về bong bóng bất động sản ở Manila. Giá bất động sản ở các quận của Manila đã ở mức cao kỷ lục và dự kiến sẽ tăng 8% trong năm nay.
Còn ở Singapore thì các giải pháp như ban hành một số hạn chế mới về nghĩa vụ trả nợ, bắt buộc người vay phải trả khoản vay thế chấp hàng tháng một khoảng ít nhất bằng 60% thu nhập mỗi tháng. Điều này giúp giảm một nửa lượng giao dịch bất động sản và thúc đẩy việc giảm 20% giá bất động sản trong khoảng thời gian trung hạn, với tình hình hiện tại giá đã giảm 6%.
"Mảnh đất màu mỡ" của tín chấp tiêu dùng và sự nhập cuộc của các công ty tài chính
Nhật Minh