Tăng lương quá nhanh, thất nghiệp sẽ tăng
Xung quanh đề xuất về mức lương tối thiểu vùng vào năm 2015, các doanh nghiệp và công nhân đều lo lắng, băn khoăn...
- 05-08-2014Chủ tịch VCCI: “Tăng lương nhưng đừng để tăng thất nghiệp”
- 02-08-2014Vì sao phải điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng I lên 3,4 triệu đồng?
- 31-07-2014Chưa thống nhất được đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015
- 31-07-2014Ông Đặng Ngọc Tùng: “Năm sau, lương tối thiểu phải tăng lên 3,4 triệu đồng”
- 30-07-2014Lương tối thiểu 2015 có thể tăng 10%
Phải kiểm soát được chỉ số lạm phát
Đề xuất mức lương tối thiểu Theo tìm hiểu, tại phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia ngày 31-7, mức lương tối thiểu vùng năm 2015 áp dụng với khu vực 1 được Tổng liên đoàn Lao động VN đề xuất là 3,4 triệu đồng/người/tháng, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đưa ra mức 3,05 triệu đồng/người/tháng, Phòng thương mại và công nghiệp VN - đại diện tổ chức sử dụng người sử dụng lao động - đưa ra mức 3 triệu đồng/người/tháng. |
Với sự lạm phát của một đất nước đang phát triển thì việc tăng lương cho người lao động là điều hợp lý để bù vào chi phí trượt giá. Tuy nhiên doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép từ hai phía, một bên là công nhân đòi hỏi tăng lương, một bên là khách hàng yêu cầu không tăng giá.
Khi tăng lương thì buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm, nhưng nếu tăng quá nhanh từ 2,7 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng như đề xuất hiện nay thì những khách hàng đối tác sẽ rất khó chấp nhận và công ty có thể sẽ mất hợp đồng.
Trong tình hình hiện nay, chúng tôi chỉ có thể xoay trở khi tỉ lệ tăng lương ở khoảng 10%.
Theo tôi, Chính phủ nên xem xét có một kế hoạch tăng lương dài hạn với lộ trình rõ ràng để doanh nghiệp có sự hoạch định trong kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm.
Ví dụ, trong năm năm, lương của người dân phải tăng 50% thì cần chia đều mỗi năm tăng 10%. Nếu điều chỉnh tăng đột biến thì ngay lập tức doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ chi phí tiền lương.
Việc tăng lương, điều chỉnh tiền lương mục đích là để cuộc sống người lao động tốt hơn, nhưng muốn làm được thì điều quan trọng hơn là phải kiểm soát được chỉ số lạm phát. Đặc biệt là đối với những thứ thiết yếu như gạo, thực phẩm, nhà ở, học phí...
Những chi phí sinh hoạt căn bản của công nhân cần được kiềm chế để tăng ở mức thấp nhất. Nếu tăng lương mà các chi phí sinh hoạt cũng tăng theo thì thực chất là không được tăng lương. Và một rủi ro đằng sau việc tăng lương quá nhanh nữa là nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, bởi giữa chi phí tiền lương và tỉ lệ thất nghiệp có sự tương quan. Khi chi phí tiền lương tăng cao thì doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tỉ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng.
*Bà NGUYỄN NGỌC THU HÀ (giám đốc tài chính Công ty TNHH Yesum Vina):
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phải đóng cửa
Hiện doanh nghiệp chúng tôi có gần 1.000 công nhân với mức lương hợp đồng khoảng 3,3 triệu đồng, thu nhập trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng.
Mặc dù quy định lương tối thiểu là để doanh nghiệp không trả lương cho người lao động dưới mức này, nhưng thực tế công nhân thấy Nhà nước điều chỉnh tăng bao nhiêu là yêu cầu doanh nghiệp tăng bấy nhiêu.
Do đó, nếu tăng lương tối thiểu lên 3,4 triệu đồng, công ty sẽ phải tăng đồng loạt các bậc lương thêm 700.000 đồng/tháng, mức lương hợp đồng theo đó sẽ tăng lên 4 triệu đồng.
So với các doanh nghiệp lớn trong ngành may mặc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã bất lợi trong lương thưởng để thu hút công nhân. Khi các doanh nghiệp lớn tăng lương theo đợt điều chỉnh lương tối thiểu thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải chạy theo.
Chúng tôi chỉ là công ty gia công cho các đối tác nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, thời gian qua đơn giá gia công tính bằng USD không tăng, thậm chí có thời điểm giảm xuống nên công ty phải chật vật xoay xở, lợi nhuận liên tục giảm sút.
Nếu Nhà nước điều chỉnh tăng ngay lên 3,4 triệu đồng thì chúng tôi chỉ có thể gồng gánh trong vòng nửa năm và có nguy cơ phải đóng cửa.
* Chị HUỲNH THỊ CẨM TÚ(công nhân, ngụ xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn, TP.HCM):
Tăng chừng ấy thôi vẫn còn chật vật lắm
Hai vợ chồng tôi quê ở Quảng Ngãi đang phải sống trầy trật với đồng lương công nhân còm cõi. Chồng tôi làm tại một công ty sản xuất thiết bị mầm non ở quận 12 với thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng sau khi đã gộp hết các khoản phụ cấp và tăng ca.
Tôi làm công nhân may tại một công ty ở Hóc Môn với mức lương 2,9 triệu đồng, tăng ca bữa đực bữa cái nên tháng nào nhiều nhất cũng chỉ được lãnh khoảng 3,5 triệu đồng.
Trong khi đó, phòng trọ đã tốn hết 1,5 triệu đồng, ăn uống tằn tiện cũng hơn 3 triệu đồng, còn 2 triệu đồng gửi về nuôi con nhỏ đang gửi ông bà ngoại chăm sóc và cả trăm thứ chi tiêu khác từ xăng xe đi lại, cưới hỏi, thuốc men lúc đau ốm, nước uống, xà bông, giấy vệ sinh...
Tiền lương chỉ đủ ăn uống chi tiêu, chưa có dư để phòng khi đau ốm, bệnh tật.
Nghe nói sắp tới Nhà nước sẽ tăng lương tối thiểu lên 3,4 triệu đồng/tháng, mức lương của tôi có thể sẽ được tăng thêm 500.000 đồng thì rất mừng.
Tăng được chừng nào hay chừng đó thôi, chứ chừng ấy vẫn còn thiếu thốn, chật vật lắm.
>>>Lương bao nhiêu mới đủ sống?
Theo Vũ Thủy - Hà Phương