Tăng lương tối thiểu: Không phải cái gì cao quá cũng tốt!
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng lương tối thiểu quá cao sẽ rất nguy hiểm đối với nền kinh tế…
- 31-08-2015Tăng lương tối thiểu 2016: Liệu có “trễ hẹn”?
- 26-08-2015Tăng lương tối thiểu 2016: Ngành nào sẽ "khóc ròng"?
Khi giá cả tăng cao, cầu tiêu dùng sẽ giảm. Một trường hợp ngoại lệ duy nhất giải thích cho nguyên tắc của thị trường chính là sự tò mò. Tiền lương tối thiểu cũng có thể được nhìn nhận ở một góc độ tương tự như vậy.
Thậm chí, chính các nhà hoạch định chính sách cũng không thể lường trước được rằng, tăng lương tối thiểu có thể trở nên nguy hiểm đối với người dân và cả nền kinh tế.
Đương nhiên, tiền lương tối thiểu quá thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Hàng loạt nghiên cứu của Mỹ và Châu Âu đã chỉ ra rằng, khoảng 50% tỷ lệ người lao động toàn thời gian có mức lương tối thiểu thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu.
Khi nước Anh thiết lập cơ chế lương tối thiểu năm 1998 cũng dấy lên quan ngại về việc giảm sút việc làm, dẫn đến hệ quả tất yếu là thất nghiệp tăng cao.
Lương tối thiểu giúp bù đắp sức mạnh mặc cả của doanh nghiệp đối với những người lao động đang có ý định “nhảy việc”. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động, cắt giảm nhân viên nhờ đánh giá lại công việc.
Trên một khía cạnh nào đó, tăng lương tối thiểu luôn là một việc đáng khích lệ. Các công ty của Mỹ muốn tăng mức lương tối thiểu lên gấp đôi, từ mức 7,25USD/giờ hiện nay lên 15USD/giờ; hoặc ít nhất tăng 77% thu nhập trung bình theo giờ.
Trong khi đó, Chính phủ Anh cũng muốn tăng mức lương tối thiểu từ 47% lên 54% thu nhập trung bình. Đức có hệ thống lương tối thiểu khá hợp lý; với mức 62% thu nhập trung bình ở vùng phía Đông nghèo của đất nước này.
Tuy nhiên không phải cái gì cao quá cũng tốt. Và tăng lương tối thiểu là một trường hợp như vậy.
Thứ nhất, lương tối thiểu tăng quá cao sẽ dẫn đến hệ quả trực tiếp là nhiều công nhân bị sa thải do doanh nghiệp không đủ sức chi trả tiền lương; làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Một công nhân xây dựng bị mất việc có thể hy vọng tìm thấy việc làm sau khi nền kinh tế phục hồi. Nhưng một thủ quỹ bị với kỹ năng kém bị mất việc thì không được may mắn như vậy nếu tiền lương tối thiểu tăng quá cao.
Như vậy, vô hình chung, tăng lương tối thiểu quá cao sẽ là hình thức “phân biệt đối xử” với người lao động có tay nghề thấp.
Thứ hai, tiến bộ về khoa học công nghệ đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng máy móc thay thế con người, giảm việc làm. Một số công việc chân tay đòi hỏi ít kỹ năng như việc dọn dẹp vệ sinh có thể sẽ được tự động hóa. Không những thế, một vài vị trí như nhân viên kiểm kê, kho bãi, bốc dỡ hàng hóa… cũng có nguy cơ bị thay thế. Bởi tiền lương tối thiểu tăng cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí.
Rõ ràng, tăng lương tối thiểu không những không làm giảm chênh lệch giàu nghèo mà còn khiến cho khoảng cách này ngày càng gia tăng. Thống kê của Anh cho thấy, chỉ 20% lợi ích từ việc tăng thu nhập đến với tầng lớp nghèo. 10% người giàu nhất của Anh sẽ được hưởng lớn hơn so với 10% người nghèo nhất của nước này.
Không những thế, khi tiền lương tối thiểu tăng cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Khoản chi phí này sẽ được doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm, và gánh nặng sẽ đổ lên vai người tiêu dùng. Như vậy, tăng lương tối thiểu lại trở thành “trợ cấp” cho việc tăng thuế và tăng chi phí sinh hoạt của người lao động.