Tập đoàn Hàn Quốc đề nghị “rót” 600 triệu USD xây nhà máy điện mặt trời
Dự kiến, nhà máy điện mặt trời hiện đại tại Hà Tĩnh, có công suất 300 MW, một trong những nhà máy có công suất lớn nhất trên thế giới, với tổng mức đầu tư khoảng 550-600 triệu USD.
- 27-02-2015Nhà đầu tư Hàn Quốc rót gần 7 tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
- 18-11-2012Nhà đầu tư Hàn Quốc đổ bộ vào Đà Nẵng
- 30-11-2011Nhà đầu tư Nhật và Hàn Quốc đề xuất đầu tư vào dự án thép Cà Ná
Tin từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, Tập đoàn Solar Park (Hàn Quốc) đang lên kế hoạch xúc tiến dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Hà Tĩnh.
Ông Hong Nam Pyo – Phó Chủ tịch Công ty Solar Park Korea và ông Trương Mạnh Hùng – Trưởng đại diện tại Việt Nam trình bày ý tưởng xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Hà Tĩnh
Được biết tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Hong Nam Pyo – Phó Chủ tịch Công ty Solar Park Korea đã trình bày dự định đầu tư và xây dựng một nhà máy điện mặt trời hiện đại tại Hà Tĩnh, có công suất 300 MW, một trong những nhà máy có công suất lớn nhất trên thế giới, với tổng mức đầu tư khoảng 550-600 triệu USD.
Sau khi khảo sát thực địa tại một số địa phương của tỉnh, phía Solar Park cho biết xã Nam Hương và xã Thạch Điền thuộc huyện Thạch Hà là hai địa điểm có điều kiện thuận lợi và phù hợp để xây dựng nhà máy điện mặt trời này, đặc biệt là hệ thống chính sách thu hút đầu tư của địa phương.
Dự kiến, công ty sẽ xây dựng nhà máy theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 kéo dài trong vòng 37 tháng, với các hoạt động khảo sát thực địa, xây dựng lắp đặt nhà máy…; giai đoạn 2 là sản xuất pin mặt trời ở Việt Nam để tiến tới xuất khẩu.
Đây được xem là dự án sản xuất năng lượng điện đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh. Dự án nếu được triển khai thực hiện sẽ trở thành một trong những dự án nhà máy điện mặt trời có công suất lớn trên thế giới.
Được biết tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Hong Nam Pyo – Phó Chủ tịch Công ty Solar Park Korea đã trình bày dự định đầu tư và xây dựng một nhà máy điện mặt trời hiện đại tại Hà Tĩnh, có công suất 300 MW, một trong những nhà máy có công suất lớn nhất trên thế giới, với tổng mức đầu tư khoảng 550-600 triệu USD.
Để triển khai được nhà máy quy mô lớn tại Hà Tĩnh, nhà đầu tư cần khu đất bằng phẳng với diện tích khoảng 500 ha (đất hoang hóa, phi nông nghiệp, không phù hợp với trồng trọt, chăn nuôi hay các mục đích canh tác khác).
Để dự án có thể trở thành hiện thực, nhà đầu tư Hàn Quốc này mong muốn nhận được sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả từ các bộ ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh Hà Tĩnh và các sở, ngành có liên quan. Với các chính sách thu hút đầu tư thuận lợi của Hà Tĩnh, nhà đầu tư hi vọng được tạo điều kiện để triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.
Sau khi nghe ý tưởng từ phía Solar Park Korea, các ngành liên quan đề nghị phía công ty giải trình một số nội dung liên quan đến tính khả thi của dự án, giá cả, chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực phục vụ nhà máy và thời gian đầu tư…
Phía Solar Park Korea thông tin, nếu nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được, công ty sẽ sử dụng khoảng 100 lao động; thời hạn đầu tư từ 20-25 năm và sau đó sẽ chuyển giao toàn bộ cho địa phương…
Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Hà Tĩnh, đây là dự án sản xuất điện sạch, thân thiện với môi trường, được Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh ủng hộ. Trên cơ sở các nội dung đã trình bày tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị phía công ty gửi tóm tắt dự án, cử chuyên gia trực tiếp sang khảo sát địa điểm, để hai bên sớm có buổi làm việc rõ hơn về vấn đề này.
Hà Tĩnh cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc nghiên cứu tiếp, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc đầu tư dự án này.
Solar Park Korea là một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ năng lượng mặt trời. Các công nghệ này hiện đã được áp dụng tại các nhà máy điện mặt trời ở Hàn quốc, Hoa Kỳ, Đức, Cộng hòa Czech…
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào, sạch và hoàn toàn có thể tái tạo, được chuyển đổi từ bức xạ mặt trời thành các nguồn năng lượng điện và nhiệt. Nhiều quốc gia công nghiệp phát triển đã triển khai và kết nối các nhà máy năng lượng điện mặt trời với hệ thống điện lưới quốc gia để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch tryền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường.