Thách thức ODA khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
Trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào ngưỡng của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, các nhà tài trợ sẽ điều chỉnh dần nguồn viện trợ, nhường nguồn vốn này cho các nước nghèo hơn.
Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam từ năm 1969 và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ngừng tài trợ ODA cho Việt Nam. Đại diện đại sứ quán Thụy Điển cho rằng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển cần được tập trung cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Theo nhiều nhà phân tích, khi đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì vốn ODA chỉ nên coi là "chất xúc tác" để thu hút thêm các nguồn vốn khác cũng như kêu gọi các định chế tài chính tham gia vào dự án và tránh được “bẫy” thu nhập trung bình.
Tuy nhiên cũng theo các nhà phân tích, việc trở thành nước có thu nhập trung bình sẽ làm giảm nguồn vốn tài trợ ưu đãi nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam như việc có tổ vay ở nhiều tổ chức tài chính lớn khác và không bị bó hẹp với một số tổ chức tài chính như trước đây.
Kinh nghiệm từ các quốc gia đã chuyển từ nhận sang cung cấp viện trợ, đại diện các nhà tài trợ khuyến nghị Việt Nam cần linh hoạt hơn trong quản lý vốn ODA nhằm đối phó với những thay đổi trong và ngoài nước, đồng thời đưa ra những mục tiêu kinh tế cụ thể hơn cùng ngân sách đi kèm.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hy vọng đó là thời gian để thảo luận sâu sắc hơn không chỉ là vấn đề tiền mà còn là vấn đề chính sách. Làm thế nào để Việt Nam đối mặt với những thách thức mà các nước có thu nhập trung bình gặp phải là trở thành nước thành công và hướng tới các thành tựu tiếp theo trong công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế”.
Trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn đối tác phát triển với các nhà tài trợ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định, Chính phủ Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tính theo số vốn cam kết, đến nay các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam hơn 78 tỷ USD và trong năm 2014 nguồn vốn ODA vẫn không giảm. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng: “ODA không phải là cho không. Vay hôm nay thì mai sau con cháu phải trả”. Và điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam phải chuyển từ nhận viện trợ ODA sang cung cấp ODA thì khi đó các khoản vay ưu đãi sẽ bị dần co hẹp lại.
Theo nhiều nhà phân tích, khi đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì vốn ODA chỉ nên coi là "chất xúc tác" để thu hút thêm các nguồn vốn khác cũng như kêu gọi các định chế tài chính tham gia vào dự án và tránh được “bẫy” thu nhập trung bình.
Tuy nhiên cũng theo các nhà phân tích, việc trở thành nước có thu nhập trung bình sẽ làm giảm nguồn vốn tài trợ ưu đãi nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam như việc có tổ vay ở nhiều tổ chức tài chính lớn khác và không bị bó hẹp với một số tổ chức tài chính như trước đây.
Kinh nghiệm từ các quốc gia đã chuyển từ nhận sang cung cấp viện trợ, đại diện các nhà tài trợ khuyến nghị Việt Nam cần linh hoạt hơn trong quản lý vốn ODA nhằm đối phó với những thay đổi trong và ngoài nước, đồng thời đưa ra những mục tiêu kinh tế cụ thể hơn cùng ngân sách đi kèm.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hy vọng đó là thời gian để thảo luận sâu sắc hơn không chỉ là vấn đề tiền mà còn là vấn đề chính sách. Làm thế nào để Việt Nam đối mặt với những thách thức mà các nước có thu nhập trung bình gặp phải là trở thành nước thành công và hướng tới các thành tựu tiếp theo trong công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế”.
Trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn đối tác phát triển với các nhà tài trợ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định, Chính phủ Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tính theo số vốn cam kết, đến nay các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam hơn 78 tỷ USD và trong năm 2014 nguồn vốn ODA vẫn không giảm. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng: “ODA không phải là cho không. Vay hôm nay thì mai sau con cháu phải trả”. Và điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam phải chuyển từ nhận viện trợ ODA sang cung cấp ODA thì khi đó các khoản vay ưu đãi sẽ bị dần co hẹp lại.
Theo Đặng Tú