Thách thức từ thị trường Nga?
Quan liêu, nhiễu sách; không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định; chi phí vận tải cao; rủi ro thanh toán; hàng rào phi thuế quan phổ biến và khó dự báo....là thách thức đối với nhà nhập khẩu vào Nga.
Nếu kết thúc được được Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus- Kazakhstan, Việt Nam sẽ khai thác thị trường Liên minh Hải quan và trở thành nước đầu tiên ngoài SNG có FTA với khu vực này, có lợi thế người đến đầu tiên. Ít nhất 80% hàng hóa vào Nga sẽ được miễn thuế. Hàng tiêu dùng sẽ hưởng lợi lớn do Nga không tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp này.
Quy mô thị trường lớn, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường Nga.
Sức hút ở thị trường Nga là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các nước có mặt hàng tương đương. Tuy nhiên, theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh – ITPC, xuất khẩu sang Nga sẽ gặp một số trở ngại, thách thức do hiện tượng quan liêu, nhiễu sách trong một bộ phận công quyền đang là một thực tế mà chính quyền Nga hiện nay đang phải xử lý.
Thị trường Nga vốn dĩ không mấy xa lạ với nhiều doanh nhân Việt. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại Nga nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.
Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Cơ chế thanh toán bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh toán qua L/C còn thấp.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Nga phải chịu sức ép cạnh tranh lớn. Nga là thị trường mở, không khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa.
Phương tiện vận tải chủ yếu là container và có chi phí khá cao. ITPC cho hay, tuyến đường vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Nga hiện được vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đông sang Tây, nên chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao, khó lòng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.
Cuối cùng, mới đây xuất khẩu thủy sản sang Nga được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ việc dỡ bỏ lệnh tạm cấm nhập khẩu của 7 công ty thủy sản Việt Nam và Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, EU, Na Uy, Canada và Úc trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì các vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một thách thức/rủi ro khó lường đối với việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khấu còn khá phổ biến và khó dự báo trước ở Nga.
>>>Sức hút thị trường Nga từ FTA giữa Việt Nam – Liên minh hải quan
>>>Thủy hải sản Việt Nam hút hàng tại hội chợ thủy sản Nga
Quy mô thị trường lớn, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường Nga.
Sức hút ở thị trường Nga là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các nước có mặt hàng tương đương. Tuy nhiên, theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh – ITPC, xuất khẩu sang Nga sẽ gặp một số trở ngại, thách thức do hiện tượng quan liêu, nhiễu sách trong một bộ phận công quyền đang là một thực tế mà chính quyền Nga hiện nay đang phải xử lý.
Thị trường Nga vốn dĩ không mấy xa lạ với nhiều doanh nhân Việt. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại Nga nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.
Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Cơ chế thanh toán bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh toán qua L/C còn thấp.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Nga phải chịu sức ép cạnh tranh lớn. Nga là thị trường mở, không khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa.
Phương tiện vận tải chủ yếu là container và có chi phí khá cao. ITPC cho hay, tuyến đường vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Nga hiện được vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đông sang Tây, nên chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao, khó lòng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.
Cuối cùng, mới đây xuất khẩu thủy sản sang Nga được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ việc dỡ bỏ lệnh tạm cấm nhập khẩu của 7 công ty thủy sản Việt Nam và Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, EU, Na Uy, Canada và Úc trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì các vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một thách thức/rủi ro khó lường đối với việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khấu còn khá phổ biến và khó dự báo trước ở Nga.
>>>Sức hút thị trường Nga từ FTA giữa Việt Nam – Liên minh hải quan
>>>Thủy hải sản Việt Nam hút hàng tại hội chợ thủy sản Nga