MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuế tài nguyên 10%- Tại sao không?

Nếu tăng thuế suất thuế tài nguyên quặng sắt và niken lên 15% thay cho 10% hiện nay thì sản phẩm thép trong nước sẽ không thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập, mở cửa cho thép ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường.

Còn nhớ, ngày 30/5, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã thông báo dự kiến tăng thuế tài nguyên quặng sắt và niken lên 15%. Sau đó, ngày 24/6, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có buổi họp với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, VSA đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế tài nguyên 10%. Bởi trên thực tế, các DN khai khoáng phục vụ cho sản xuất thép đang trong tình trạng “ngồi trên chảo lửa”. Hàng loạt khó khăn chồng chất: Sản phẩm “bí” đầu ra, giá điện tăng..., trong khi giá bán sản phẩm lại không tăng, “bỏ thì thương, vương thì tội”!

Tính tới nay đã có khoảng 10 DN sản xuất thép đóng cửa, thậm chí những DN tồn tại phần nhiều chỉ phát huy được 30- 60% công suất, số DN tiêu thụ sản phẩm mạnh và chạy hết công suất chỉ đếm trên đầu ngón tay. DN thép “ốm”, các DN khai khoáng cũng “yếu” theo!

Điều đáng quan tâm là, khi DN bước vào khai thác quặng sắt, quặng niken thì được khuyến khích và chỉ nộp thuế tài nguyên với thuế suất từ 3- 5%, thế nhưng, thuế suất tăng dần lên đến 10%. Trong khi đó, DN đã phải đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn kéo dài, thậm chí có nhiều rủi ro bởi “ăn cơm trần gian, khai thác âm phủ”, địa hình khai thác thường là miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng yếu kém, việc tuyển dụng lao động có kỹ thuật cao và ổn định lâu dài hết sức khó khăn...

Ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch VSA- cho rằng: Trong bối cảnh suy thoái kéo dài, chúng ta cần cứu DN bằng cách không nên tăng thuế tài nguyên lên 15% đối với quặng sắt và niken, thậm chí còn phải có các giải pháp khuyến khích và thúc đẩy các DN làm ăn chân chính có đóng góp thực thế cho ngân sách để đưa DN thoát khỏi khó khăn. Thay vào tăng thuế thêm 5%, cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc xuất lậu khoáng sản để tăng thu cho ngân sách.

Đơn cử, chỉ tính riêng trong năm 2012, báo cáo của Hải quan Việt Nam cho biết, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 23.600 tấn quặng sắt sang Trung Quốc, với giá khoảng 46 USD/tấn. Nhưng thực tế, số liệu của Hải quan Trung Quốc lại cho thấy, Trung Quốc đã nhập từ Việt Nam tới 1.748.566 tấn quặng sắt, với giá trung bình 92 USD/tấn.

Như vậy, phần chênh lệch giá cho thấy DN trốn thuế rất lớn và chỉ tính sơ sơ, mỗi năm ngân sách nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng thuế do xuất lậu và gian lận thương mại đối với khoáng sản.

Đặc biệt, quặng xuất lậu của các DN nhỏ lẻ khai thác tự do không mất thuế tài nguyên, thuế môi trường, không phải thuê đất khai thác... nên giá quặng rất thấp, thậm chí tàn phá môi trường. Còn DN lớn được cấp phép và có đầu tư bài bản thì phải nộp đủ các loại thuế, phí nên giá thành quặng cao hơn.

Vì vậy, cần tạo sự bình đẳng, bảo đảm quyền lợi cho những DN làm ăn chân chính. Làm được việc đó nhờ một phần chính sách thuế hợp lý, đồng thời tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Theo Kim Tuyến

khanhnt

Báo công thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên