Thương lái "ăn hết" của nông dân
Các chuyên gia cho rằng việc liên kết theo mô hình Hợp tác xã kiểu mới với trang trại và cánh đồng mẫu lớn là việc cần thiết mà nông dân phải làm trong điều kiện hiện nay.
Tại buổi hội thảo với chủ đề "Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao" được tổ chức sáng 17/10/2013 tại Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm khuyến khích sản xuất lúa gạo, tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, và quan trọng hơn cả là cải thiện đời sống nông dân trồng lúa.
Nông dân chưa sống được với nghề
Nông dân chưa sống được với nghề
Trên thực tế, trong những năm gần đây, giá lúa gạo trên thế giới cũng như tại riêng Việt Nam có xu hướng tăng. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cả về giá trị và sản lượng. Tuy nhiên, có quá nhiều ý kiến đưa ra rằng, người nông dân không thực sự được hưởng nhiều lợi ích từ việc giá gạo tăng.
(Xuất khẩu gạo giai đoạn 1989 - 2011)
Nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được coi là vựa lúa của nước ta, nhóm nghiên cứu cho biết đối với các hộ nông dân, diện tích lúa càng cao, tỷ trọng thu nhập từ trồng lúa trong tổng thu nhập càng cao. Phải ở nhóm có diện tích trồng lúa trên 5.000m2, thu nhập đến từ cây lúa mới có thể đạt trên một nửa tổng thu nhập. Dưới 5.000m2 đất canh tác, thu nhập từ trồng lúa chiếm dưới 20% tổng thu nhập của người nông dân. Đây là một thực trạng hết sức đau lòng, đặc biệt trong tình trạng canh tác manh mún như hiện nay.
(Thu nhập từ trồng lúa trong Tổng thu nhập tại ĐBSCL. Nhóm 1: < 1.000m2, Nhóm 2: 1.000 - 2.000m2, Nhóm 3: 2.000 - 3.000m2, Nhóm 4: 3.000 - 5.000m2 và nhóm 5: >5.000m2)
Cơ chế xuất khẩu bất hợp lý
Hiện nay VFA (Hiệp hội lương thực Việt Nam) là thành viên của Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo cùng với Bộ NN&PTNT, Bộ tài chính, Bộ KHĐT và Cục Dự trữ Quốc gia. Trong đó, VFA chịu trách nhiệm quyết định giá sàn gạo xuất khẩu theo hướng dẫn và giám sát của Bộ tài chính và Bộ Công thương.
Với vai trò sinh tử đó, VFA cho phép chỉ các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội được thực hiện hợp đồng G2G (hợp đồng chính phủ) và đồng thời chịu trách nhiệm phân bổ 80% tổng lượng xuất khẩu theo các hợp đồng cho các thành viên.
Thực tế cho thấy, trên 70% tổng lượng gạo xuất khẩu là do các doanh nghiệp lớn thực hiện trong đó phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước. Thống kê tỷ trọng gạo xuất khẩu theo doanh nghiệp năm 2008 phần nào cho thấy điều đó.
(Xuất khẩu gạo giai đoạn 1989 - 2011)
Nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được coi là vựa lúa của nước ta, nhóm nghiên cứu cho biết đối với các hộ nông dân, diện tích lúa càng cao, tỷ trọng thu nhập từ trồng lúa trong tổng thu nhập càng cao. Phải ở nhóm có diện tích trồng lúa trên 5.000m2, thu nhập đến từ cây lúa mới có thể đạt trên một nửa tổng thu nhập. Dưới 5.000m2 đất canh tác, thu nhập từ trồng lúa chiếm dưới 20% tổng thu nhập của người nông dân. Đây là một thực trạng hết sức đau lòng, đặc biệt trong tình trạng canh tác manh mún như hiện nay.
(Thu nhập từ trồng lúa trong Tổng thu nhập tại ĐBSCL. Nhóm 1: < 1.000m2, Nhóm 2: 1.000 - 2.000m2, Nhóm 3: 2.000 - 3.000m2, Nhóm 4: 3.000 - 5.000m2 và nhóm 5: >5.000m2)
Hiện nay VFA (Hiệp hội lương thực Việt Nam) là thành viên của Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo cùng với Bộ NN&PTNT, Bộ tài chính, Bộ KHĐT và Cục Dự trữ Quốc gia. Trong đó, VFA chịu trách nhiệm quyết định giá sàn gạo xuất khẩu theo hướng dẫn và giám sát của Bộ tài chính và Bộ Công thương.
Với vai trò sinh tử đó, VFA cho phép chỉ các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội được thực hiện hợp đồng G2G (hợp đồng chính phủ) và đồng thời chịu trách nhiệm phân bổ 80% tổng lượng xuất khẩu theo các hợp đồng cho các thành viên.
Thực tế cho thấy, trên 70% tổng lượng gạo xuất khẩu là do các doanh nghiệp lớn thực hiện trong đó phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước. Thống kê tỷ trọng gạo xuất khẩu theo doanh nghiệp năm 2008 phần nào cho thấy điều đó.
Doanh nghiệp nhường sân chơi cho thương lái
Tuy nhiên, quota xuất khẩu được phân bổ tới doanh nghiệp chưa phải đã hết. Các doanh nghiệp thông thường sẽ...ngồi một chỗ và công việc tiếp theo là của thương lái và các nhà xay xát. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân của chuỗi giá trị xuất khẩu năm 2012 như sau:
Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò của thương lái. Trên thực tế, nếu không có thương lái, nông dân gần như không thể xuất khẩu được. Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết không "chơi" với nông dân - theo ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân. Sự bất hợp lý trong phân phối thu nhập cả về tổng số lẫn bình quân (trên mỗi tấn gạo xuất khẩu) đang là bất cập hiện nay.
Cũng theo chia sẻ của Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiện nay nông dân quá nghèo, thu hoạch lúa gạo xong buộc phải bán ngay để trả nợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống...
Hợp tác xã kiểu mới, chìa khóa của nhiều vấn đề
Mô hình Hợp tác xã kiểu cũ gắn liền với thời kỳ bao cấp đã gây nên ấn tượng không mấy tốt đẹp khi thiên về hình thức, kém thực tế. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, mô hình này tỏ ra có ưu thế rõ rệt.
Yếu thế trong sản xuất kinh doanh, điều cần làm là nhà nông phải liên kết, tạo cánh đồng mẫu lớn, phù hợp với chuyên canh lúa gạo, tăng năng suất, và đồng thời áp dụng những phương pháp canh tác hiện đại, khoa học, giúp giảm giá thành sản phẩm.
Liên kết theo mô hình hợp tác xã cũng đồng thời giúp Nhà nước có thể dễ dàng hỗ trợ đến trực tiếp với người trồng lúa hơn là qua các trung gian.
Ngoài ra, liên kết cũng giúp nông dân có tiếng nói đủ mạnh trong các quyết sách của các Bộ ban ngành, để có thể tự bảo vệ bản thân.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự băn khoăn khi mô hình trang trại và cánh đồng mẫu vừa mới được thử nghiệm đã bị "vùi dập", nghi ngại và phê phán. Theo bà, những mô hình nông dân liên kết cần có thời gian để chứng tỏ ưu thế so với các phương thức sản xuất cũ đã không còn phù hợp.
Tuy nhiên, quota xuất khẩu được phân bổ tới doanh nghiệp chưa phải đã hết. Các doanh nghiệp thông thường sẽ...ngồi một chỗ và công việc tiếp theo là của thương lái và các nhà xay xát. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân của chuỗi giá trị xuất khẩu năm 2012 như sau:
Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò của thương lái. Trên thực tế, nếu không có thương lái, nông dân gần như không thể xuất khẩu được. Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết không "chơi" với nông dân - theo ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân. Sự bất hợp lý trong phân phối thu nhập cả về tổng số lẫn bình quân (trên mỗi tấn gạo xuất khẩu) đang là bất cập hiện nay.
Cũng theo chia sẻ của Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiện nay nông dân quá nghèo, thu hoạch lúa gạo xong buộc phải bán ngay để trả nợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống...
Hợp tác xã kiểu mới, chìa khóa của nhiều vấn đề
Mô hình Hợp tác xã kiểu cũ gắn liền với thời kỳ bao cấp đã gây nên ấn tượng không mấy tốt đẹp khi thiên về hình thức, kém thực tế. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, mô hình này tỏ ra có ưu thế rõ rệt.
Yếu thế trong sản xuất kinh doanh, điều cần làm là nhà nông phải liên kết, tạo cánh đồng mẫu lớn, phù hợp với chuyên canh lúa gạo, tăng năng suất, và đồng thời áp dụng những phương pháp canh tác hiện đại, khoa học, giúp giảm giá thành sản phẩm.
Liên kết theo mô hình hợp tác xã cũng đồng thời giúp Nhà nước có thể dễ dàng hỗ trợ đến trực tiếp với người trồng lúa hơn là qua các trung gian.
Ngoài ra, liên kết cũng giúp nông dân có tiếng nói đủ mạnh trong các quyết sách của các Bộ ban ngành, để có thể tự bảo vệ bản thân.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự băn khoăn khi mô hình trang trại và cánh đồng mẫu vừa mới được thử nghiệm đã bị "vùi dập", nghi ngại và phê phán. Theo bà, những mô hình nông dân liên kết cần có thời gian để chứng tỏ ưu thế so với các phương thức sản xuất cũ đã không còn phù hợp.
Minh Thư