MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin kinh tế 30/10: Quốc hội “nóng” với tái cơ cấu kinh tế, nợ công và nợ xấu

Trong phiên thảo luận ngày 30/10, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, giải quyết nợ công, nợ xấu ...

Quốc hội “nóng” với tái cơ cấu kinh tế, nợ công và nợ xấu

Ngày 30/10/2014 Quốc hội tiếp tục thảo tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Trong phiên thảo luận buổi chiều, bên cạnh sự tham gia của các Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có những giải trình về các ý kiến của Đại biểu phát biểu trong buổi sáng. 

Tại phiên thảo luận này, các Đại biểu trên cả nước đã bày tỏ nhiều ý kiến và quan điểm về trực trạng kinh tế xã hội của nước ta trong năm 2014 và nhiệm vụ 2015. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là các vấn đề về tái cơ cấu nền kinh tế, nợ công và nợ xấu …

Vẫn chưa có câu trả lời cho “bài toán” tăng lương

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta.

Cùng với đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, khối sự nghiệp, những người viên chức hưởng lương cũng rất lớn. Nghị quyết Trung ương đặt ra yêu cầu là phải đổi mới hoạt động của khối sự nghiệp để họ tự lo được lương, khi đó số lượng mới giảm xuống thì mình thực hiện tiền lương tốt hơn.

Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép

Trả lời chất vấn của nhiều Đại biểu Quốc hội về vấn đề nợ công, nợ xấu, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình nợ công trong thời gian qua vẫn là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều cử tri và Đại biểu Quốc hội.

Từ năm 2010, VN đã phải huy động trái phiểu Chính phủ cho đầu tư lớn. Bội chi ngân sách cao, cùng với việc thúc đẩy nhanh giải ngân ODA, dư nợ công tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Trong thời gian qua, các chỉ số về nợ công, nợ chính phủ … vẫn trong giới hạn cho phép; song vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức.

Khối FDI ước xuất siêu 13,8 tỉ USD sau 10 tháng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong 10 tháng năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước ước đạt 123,1 tỉ USD; tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,5 tỉ USD; tăng 13,6% và đóng góp 67% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, cả nước ước nhập khẩu 121,2 tỉ USD; trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 68,7 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Sau 10 tháng, thặng dư thương mại cả nước đạt khoảng 1,87 tỉ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu kỷ lục 13,8 tỉ USD.

Chính thức tăng chi phí định mức kinh doanh xăng lên 1.050 đồng/lít

Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành Thông Tư 39 quy định về phương pháp tính giá cơ sở, cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị Định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng là: 1.050 đồng/lít; Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít; Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600đồng/kg.

Vinashin đã cắt giảm gần 11 nghìn lao động

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa gửi tới các ĐBQH Báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.

Báo cáo cho biết, từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin (tháng 4/2013) cho đến nay, tổng số lao động đã được Vinashin giải quyết chế độ là 10.941 người. Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, Vinashin cắt giảm được 7.264 lao động với tổng số tiền chi trả (mất việc, thôi việc) trên 134 tỷ đồng.

[Họp quốc hội] Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân lý giải vì sao Việt Nam nghèo hơn các nước

Nguyệt Quế (Tổng hợp)

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên