MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin kinh tế 31/12: Sản xuất CN phục hồi; Thủ tướng chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh

Hàn Quốc, Nhật Bản "mạnh tay" rót vốn vào các tỉnh ĐB sông Hồng; Đường sắt Việt Nam không muốn “giậm chân tại chỗ”; Đột phá thể chế là tiền đề cho năm 2015 … cũng là những thông tin đáng chú ý.

Thủ tướng chỉ đạo kiên định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tại phiên họp  thường kỳ Chính phủ thường kỳ cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp, tập trung thảo luận về quá trình thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong đó, Thủ tướng nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện nhất quán Nghị quyết 19 này, phải kiên định làm việc này. Làm việc này chúng ta không tốn kém tiền bạc lớn, nhưng tạo ra môi trường cạnh tranh, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cho quốc gia, cho đất nước”.

Hàn Quốc, Nhật Bản "mạnh tay" rót vốn vào các tỉnh ĐB sông Hồng

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 15/12/2014, đã có 5.207 dự án FDI đầu tư vào các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) với tổng vốn đăng ký đạt 63 tỷ USD; chiếm khoảng 25% tổng vốn FDI của cả nước.  

Xét về quốc gia đầu tư, Hàn Quốc đứng đầu trong số các quốc gia đầu tư vào các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với 1.580 dự án và 12,9 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 30% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Nhật Bản đứng thứ hai với 1.020 dự án và 12,7 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 19,5 % tổng số dự án và  19,8% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). 

“Năm 2014 ghi nhận sự phục hồi của tất cả các ngành công nghiệp”

Sáng ngày 31/12/2104, Bộ Công thương tổ chức họp báo Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Theo báo cáo, năm 2014 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,6% (cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2013). Giá trị gia tăng công nghiệp ước tăng khoảng 7,14% (cao hơn mức 5,43% của năm 2013).

Đánh giá chung về tình hình sản xuất công nghiệp năm 2014, Bộ công thương cho rằng, sản xuất công nghiệp năm 2014 ghi nhận sự phục hồi của tất cả các nhóm ngành công nghiệp.

Đường sắt Việt Nam không muốn “giậm chân tại chỗ”

Tại Hội nghị Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong năm qua, ngành Đường sắt đã có những thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là việc thay đổi tư duy, đến thay đổi bộ mặt hạ tầng, thái độ nhân viên phục vụ cũng được người dân đánh giá cao hơn.

Theo số liệu của Tổng Công ty, kết thúc năm 2014, trong lĩnh vực vận tải đường sắt, sản lượng T/Km tính đổi tăng 5,5%, doanh thu tăng 11% so với năm 2013, đáng chú ý doanh thu vận tải hàng hoá tăng đến 26,4%.

Đột phá thể chế - Tiền đề cho năm 2015

Tại Hội nghị giao ban Hiệp hội và DN khu vực phía Nam năm 2014 diễn ra ngày 30/12 tại TPHCM, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, trong năm 2014, Chính phủ đã có bước “đột phá thể chế” nhằm giải quyết những khó khăn và vướng mắc của DN, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Điều này được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị 11/CT-TTg về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN.

“Thu ngân sách từ dầu thô năm 2015 sẽ hụt 37 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu ở mức 60USD/thùng”

Theo báo cáo về kinh tế 2014 và dự báo 2015 của UBGSTCQG, với dự báo giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60USD/thùng, thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37 nghìn tỷ đồng so với dự toán (tương đương với 4% tổng thu NSNN), và giảm 47% so với ước thực hiện của năm 201423.

Bên cạnh đó, giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thì với giá dầu như trên, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Do vậy, tổng mức hụt thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu và thuế, phí nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỷ đồng, bằng 4,6% tổng thu NSNN năm 2015.

>>>Đột phá thể chế - Tiền đề cho năm 2015

Nguyệt Quế (Tổng hợp)

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên