TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 10%
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, TPP sẽ góp phần giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 10% trong giai đoạn từ nay cho đến 2030.
- 26-02-2016"Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích ngoài thuế cho Việt Nam"
- 25-02-2016Chờ TPP để xuất hàng đi Mỹ
- 25-02-2016Việt Nam đã chủ động cải cách thể chế trước khi ký kết Hiệp định TPP
- 24-02-2016FAST 500: Doanh nghiệp chọn chiến lược mở rộng kinh doanh trong bối cảnh hội nhập TPP
- 23-02-2016Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác
Việt Nam được cho là quốc gia có thể nhận được nguồn động lực tăng trưởng lớn nhất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) . Nhưng làm thế nào để những lợi thế hiện nay của Việt Nam được chuyển hóa thành lợi ích thực sự vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Và trong bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay những ngày đầu năm Bính Thân 2016 này, Thủ tướng đã cho rằng thể chế quản trị quốc gia sẽ là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế.
Sau 5 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giờ đây được ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực sau 2 năm nữa. TPP được kỳ vọng sẽ tiến tới xóa bỏ 98% dòng thuế trong số 12 quốc gia thành viên, trong đó 65% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay. Song TPP được đánh giá không chỉ là một hiệp định thương mại tự do.
Nếu TPP thực hiện được mục tiêu cuối cùng, hình thành ra một cộng đồng kinh tế, đó sẽ là cộng đồng lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Qua TPP luật lệ của kinh tế thương mại toàn cầu sẽ được thiết lập. Nhưng chính bởi kỳ vọng rất lớn về viễn cảnh của một cộng đồng, nó đang đặt ra sức ép cho các nước thành viên làm sao phải đồng bộ hóa thể chế quản trị của các nước thành viên theo một tiêu chuẩn cao. Nhiều chuyên gia dự báo TPP sẽ tạo ra một cuộc đua về hoàn thiện thể chế và nước nào hoàn thiện thể chế tốt hơn dĩ nhiên sẽ tận dụng được tốt nhất lợi ích của TPP.
Doanh nghiệp là chủ thể quyết định tới sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiến trình hội nhập sâu rộng sau khi Việt Nam tham gia TPP và nhiều hiệp định thương mại tự do khác chắc chắn không thể thiếu sự chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Song kinh nghiệm từ Đổi mới đã cho thấy, chỉ khi doanh nghiệp Việt Nam được tạo điều kiện phát triển, thông qua những chính sách và pháp luật phù hợp, cùng với bộ máy hành chính trong sạch, họ sẽ không để bị thua trên sân nhà khi hội nhập.
VTV