MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp] Nội dung phiên họp Quốc hội sáng 17/11

Sáng nay (17/11/2014), Quốc hội bắt đầu bước vào chương trình chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên trong Chính phủ trong 3 ngày từ 17 – 19/11/2014.

Trong phiên làm việc sáng nay, trước khi tiến hành chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.

Tiếp sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.

Dưới đây là trích một phần nội dung báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Một, về nông nghiệp, nông thôn, nông dân: đến hết tháng 10 tăng trưởng tín dụng đạt 8,2%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,2%.  Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm xuống còn 12,7% trong năm 2013.

Về tái cơ cấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ phát triển rừng. Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đã ban hành và tích cực triển khai các đề án tái cơ cấu gồm: trồng trọt chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chế biến nông lâm thủy sản. Đồng thời Chính phủ đã ban hành 6 kế hoạch chuyên đề hỗ trợ tái cơ cấu như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơ cấu nâng cao hiệu quả đầu từ công...

Triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực lâm nghiệp trong đó có: phát triển thị trường gỗ và SP gỗ, duy trì hợp lý diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, tăng cường bảo vệ rừng, vùng sinh quyển gắn với du lịch. Phấn đầu đến năm 2017 có 235 hecta rừng có thể khai thác.

Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, quy hoạch cảng cá, tổ chức thí điểm thu mua chế biến cá ngừ theo chuỗi.... Tiếp tục tái cơ cấu thủy lợi, nâng cao hiệu quả quản lý thủy lợi.

Hoàn thiện chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư đầu vào nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân di dân tái định cư.

Hai, lĩnh vực nội vụ: Đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị, cải cách tiền lương, phê duyệt tổng biên chế năm 2014 trên nguyên tắc giữ ổn định biên chế đến năm 2016.  Chính phủ trình đề án tăng lương 8% từ ngày 1/1/2015 đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi, viên chức lực lượng vũ trang... có hệ số lương dưới 2,34...

Chính phủ đã thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Thuế, hải quan, đất đai, xây dựng thành lập giải thể phá sản doanh nghiệp, tiếp cận đầu tư. Cập nhật trên 12.000 hồ sơ thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi,....

Ba, lĩnh vực tài chính: Về đảm bảo an toàn nợ công, nợ chính phủ. Đến cuối năm 2013, nợ công là 54,2%GDP. Dự kiến đến cuối năm 2014 nợ công là 60,3%GDP nằm trong giới hạn cho phép. Thời gian tới Chính phủ quản lý chặt chẽ nợ công, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, cơ cấu lại nợ công theo hướng vay dài hạn hơn lãi suất thấp hơn. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công 60,2%GDP.

Chính phủ đã chỉ đạo thu NSNN, thuế hải quan, tăng cường kê khai thuế, giải quyết hồ sơ, tham gia cơ chế 1 cửa ASEAN, phấn đấu thời gian thông quan còn 14 ngày đối với hàng xuất khẩu, 13 ngày với hàng nhập khẩu.Thực hiện cắt giảm tối đa các khoản chi, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, sử dụng toàn bộ bội chi NS cho đầu tư phát triển.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu DNNN, tập trung vào CPH, thoái vốn ngoài ngành, nâng cao quản trị...Trong 10 tháng đầu năm đã tiến hành tái cơ cấu 119 doanh trong đó nghiệp CPH 100 doanh nghiệp, thoái vốn trên 3.500 tỷ đồng gấp 3,6 lần so với năm 2013. 

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Phạm Đức Châu đoàn Quảng Trị nhận xét: Thứ 7 vừa qua các đại biểu mới nhận được báo cáo tổng hợp và hôm nay mới nhận được báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo lên đến 107 trang nhưng thời trang quá gấp nên để phân tích kỹ và đối chiếu số liệu là rất khó khăn.

Đi vào vấn đề chính, đại biểu Phạm Đức Châu đánh giá cao những việc Chính phủ đã đạt được trong thời gian vừa qua. “Có những vấn đề rất khó khăn tưởng trừng như không thể vượt qua được nhưng cuối cùng chúng ta cũng đã vượt qua”.

Đại biểu nêu một số kiến nghị với Chính phủ như sau:

1. Đề nghị Chính phủ thống kê được những việc đã làm, nhưng phải đi sâu vào việc nhấn mạnh những việc đã làm trong đó có những chương trình, mục tiêu dự án và đánh giá sâu hơn. Còn những việc xảy ra rồi Chính phủ phải đánh giá rà soát ví dụ: Những vụ sập cầu sập, mỏ đá… những cái này đã có quy định nhưng tại sao cứ mỗi vụ việc xảy ra Chính phủ lại phải chỉ đạo rà soát lại, phải chăng việc kiểm tra và giám sát trước đó không hiệu quả? – Đại Biểu Phạm Đức Châu đặt câu hỏi.

2. Chính phủ cần tập trung đánh giá kết quả chương trình mục tiêu dự án nhất là dự án nông nghiệp nông thôn vùng sâu vùng xa và phải quy trách nhiệm cụ thể với.

3. Các bộ ngành cần thận trọng khi đưa ra quyết định rồi lại sửa.

4. Giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai mặc dù có luật và văn bản quy định nhưng thực tế thì lại rất khác chẳng hạn như việc đến bù giải phóng mặt bằng.

Đại biểu Trần Du Lịch – Tp. Hồ Chí Minh đồng tình với Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Nếu xét về các hạn chế trong điều hành của Chính phủ, đại biểu quan tâm đên 2 việc:

(i) Tất cả các giải pháp Chính phủ làm tính đồng bộ, phối hợp thiếu. Điển hình như trong vấn đề nông nghiệp để xử lý vấn đề chúng ta nêu không chỉ có mỗi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng không thể tập trung mỗi vấn đề tăng trưởng tín dụng đối với tín dụng cho nông thôn;

(ii) Công tác tham mưu chính phủ còn nhiều vấn đề quan liêu, thiếu thực tế. Điển hình là vấn đề xử lý con nghiện.

Về đóng góp ý kiến, Đại biểu Trần Du Lịch xin đóng góp 1 nội dung vấn đề: nông nghiệp và bài toán nông nghiệp.

"Tôi nhận thức rằng, lợi thế tự nhiên của Việt Nam lớn nhất là lợi thế nông nghiệp (bao gồm ngư nghiệp, bao gồm kinh tế biển), nhưng chúng ta chưa đặt bài toán phát triển này một cách tổng thể. Tôi hoan nghênh Bộ trưởng Bộ NNPTNN đưa ra chương trình tái cấu trúc với 12 nhóm vấn đề nhưng chỉ Bộ NNPTNN làm như vậy không giải quyết được tình hình. Chúng ta không giải quyết được vấn đề được mùa mất giá, được giá mất mùa.... Giải quyết bài toán trong kinh tế thị trường: Sản xuất cái gì (chúng ta nói rất hay); Sản xuất bằng cách nào( không giải được); Sản xuất bán cho ai (không giải được)".

Vì vậy Đại biểu Lịch có những kiến nghị như sau:

(i) Để giải bài toán mỗi năm chúng ta cần 6 triệu tấn ngô để chăn nuôi, nhưng chủ yếu phải nhập do giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá nhập khẩu. Chúng ta đã không quan tâm đến phương thức sản xuất. Nếu không thay đổi phương thức sản xuất chúng ta không thể đưa công nghệ, vốn, tín dụng, không giảm giá thành không thể giải quyết bài toán. Vấn đề ở đây là tổ chức phương thức sản xuất.

(ii) Ngư nghiệp: Chúng ta hỗ trợ ngư dân, chúng ta đã quy hoạch 5 trung tâm hậu cần nghề cá, tôi đề nghị chúng ta xây dựng ngay 1 trung tâm hậu cần làm nhiệm vụ tổng hợp trong đó có hướng dẫn đào tạo ngư nhân bằng nguồn tiền từ bán khách sạn ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội...

(iii) Nông nghiệp phải chịu rủi ro thị trường và rủi ro tự nhiên. Ở các nước khác có bảo hiểm rủi ro tự nhiên, và cơ chế để chuyển rủi ro thị trường sang cho doanh nghiệp và các thành phần trong chuỗi.


Đại biểu Tô Văn Tám – Kon Tum: Sau khi nghiên cứu báo cáo của Quốc hội và báo cáo của các bộ thì đại biểu có ý kiến liên quan đến vấn đề trồng rừng và tái định cư của người dân:
Theo đại biểu đánh giá cao cố gắng của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng trồng rừng, nhưng chưa đánh giá được chất lượng của trồng rừng, nguyên nhân tại sao và vấn đề trồng lấn…

Theo đại biểu, việc trồng lấn có thể là do lịch sử để lại nên việc trồng lần chưa giải quyết được hoặc cũng có thể do vấn đề đo đạc nên cần có hỗ trợ của Chính phủ để việc đo đạc được chính xác, dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa các nông trường với người dân.

Đại biểu đề nghị báo cáo của Chính phủ cần đánh giá sâu hơn về vấn đề này và cần quy trách nhiệm của các các nhân để xảy ra tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc trồng rừng thay thế và tái định cư mặc dù đã có Nghị quyết của Quốc hội nhưng đến nay vẫn xảy ra vấn đề bức xúc trong dân.

Đặc biệt, việc tái định cư vẫn có những bất cập như: Chỗ ở mới chưa bằng chỗ ở, thiếu đất sản xuất và đất chưa gắn với khu tái định cư và khu tái định cư nhiều khu đẹp nhưng chưa phù hợp với văn hóa tập tục của bà con.

Vậy nguyên nhân là ở đâu? Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ hơn về các vấn đề này – Đại biểu đề nghị.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Tp HCM đánh giá cao cố gắng của Chính phủ trong việc quyết tâm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, theo đại biểu hiện vấn đề này vẫn rất nhức nhối.

“Người nông dân nghèo còn mua phải phân bón giả, ăn uống không yên tâm và đi viện lại mua phải thuốc giả… “ - Đại biểu cho rằng vấn đề này còn nhức nhối hơn cả vấn đề nợ xấu.

Về vấn đề nợ xấu và nợ công, đại biểu tin tưởng những báo cáo của Chính phủ nhưng có đề nghị trong phiên báo cáo tới đây của Thủ tướng Chính phủ nên trình bày chi tiết để người dân hiểu rằng nợ xấu về mức an toàn và nợ công trong mức an toàn để người dân yên tâm.

Đại biểu Huỳnh Văn Tính – Tiền Giang xin trao đổi một số vấn đề mà cử tri quan tâm:

(i) Việc thu hút doanh nghệp nhất là chính sách đất đai, chính sách thuế, tín dụng chúng ta cũng làm cho nông nghiệp phát triển thời gian qua, nhưng chính sách chưa thu hút đầu tư mạnh vào nông nghiệp. Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này do chính sách hiệu quả dù muốn đầu tư. Sắp tới Chính phủ có chính sách gì thu hút đầu tư mạnh vào nông nghiệp nhất là chính sách thuế, đất đai, tín dụng?

(ii) Tiêu thụ nông sản, thủy sản. Thời gian qua chúng ta cũng đã cố gắng nhất là Chính phủ đã đi đàm phán với nhiều thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Nhưng đến nay vấn đề tiêu thụ thủy sản, nông sản vẫn còn ách tắc, để nông dân, ngư dân tự bơi trong sản xuất tiêu thụ. Trong thời gian tới Chính phủ nên có Chính sách giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản thủy sản đảm bảo nông dân có lãi 30%.

(iii) Hiện vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu giả tràn làn trên thị trường. Chính phủ nên quyết liệt hơn về kiểm soát vấn đề vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu giả để cho người nông dân yên tâm sản xuất.

(iv) Tính đồng bộ trong quản lý nông nghiệp còn chồng chéo. Chúng tôi thông cảm với Bộ NNPTNT do liên quan nhiều bộ ngành, bản thân bộ NNPTNT không chủ động được. Tôi đề nghị thời gian tới nên có sự liên kết giữa các bộ, cần có bộ phận chỉ đạo.

(v) Xây dựng luật, pháp lệnh, hay ít nhất có Nghị quyết Quốc hội về vấn đề Tam nông. Bộ NNPTNT có ý kiến gì về vấn đề tam nông gắn với phát triển nông thôn mới?

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – Lâm Đồng cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ nhưng muốn trao đổi thêm về cách cách thủ tục hành chính và chống tham nhũng.

Theo đại biểu, cải cách thủ tục hành chính chỉ giảm được thủ tục phiền hà nhưng bộ máy lại cồng kềnh. Nhiều cơ quan có quá nhiều phó, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên trong khi đó chúng ta phải sử dụng.

Đề nghị mỗi phòng, mỗi phòng chỉ có 1 – 2 phó. Thủ tục hành chính đã cải cách rồi cần phải cải cách thêm về bộ máy.

Việc tinh giảm biên chế có thực hiện rồi nhưng không quyết liệt nên cần kiểm tra lại và xác định lại. Nếu cần sửa luật viên chức công chức để nếu làm việc không hiệu quả có thể cho nghỉ việc.

Về đấu tranh chống tham nhũng dù quyết tâm chính trị lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Có 2 yếu tố con người và niềm tin là quan trọng. Bên cạnh đó, cần xây dựng lòng tin cho dân.

Đại biểu Nguyễn Thái Học – Phú Yên
nêu vấn đề trong việc chậm trễ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong ban hành chính sách đặc thù dành cho Đồng bào Dân tộc thiểu số tái định cư các dự án thủy điện (Đồng bào).

Theo Đại biểu, từ kỳ họp thứ 4 đến thứ 7 Quốc hội đều có nghị quyết yêu cầu Bộ Công Thương tham mưu chính sách đặc thù hỗ trợ Đồng bào, Nghị quyết đã giao Chính phủ năm 2013, trong năm 2013 không thực hiện được, Nghị quyết tiếp tục giao Chính phủ năm 2014 phải ban hành chính sách đặc thù này. Tại kỳ họp thứ 6, Thủ tướng Chính phủ khẳng định Bộ Công thương đã báo cáo xong rồi, sẽ sớm ban hành.

Mặc dù qua 4 kỳ họp, Chính phủ đã có chỉ đạo, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT đã có sự phối hợp tham mưu cho Chính phủ nhưng đến nay chính sách này vẫn chưa ban hành. Sự chậm trễ này có nguyên nhân là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các bộ ngành.

Theo số liệu báo cáo Chính phủ cho thấy tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS là 47%, vùng đồng bào có triển khai dự án thủy điện cao hơn nhiều, ở Phú Yên có nơi lên đến 80%. Đồng bào đang mong mỏi chính sách đặc thù từ Chính phủ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị đại diện Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, Chính phủ trả lời và có sự khẳng định chính sách đặc thù này có được ban hành hay không?

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh – Hà Nội: Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa III Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế nêu rõ có thể xử lý ngân sách để xử lý nợ xấu. Tại kỳ họp này, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng về đề nghị Chính phủ không dùng NS để xử lý nợ xấu. Chính phủ đã báo cáo là không sử dụng NS để xử lý nợ xấu.

Đại biểu đánh giá cao việc xử lý nợ đọng văn bản của Chính phủ. Đồng thời đại biểu kiến nghị Quốc hội Chính phủ, các vị trưởng ngành cần quan tâm chỉ đạo 2 vấn đề như sau:

(i) Phải kiên quyết đưa vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an nình. Cần sử dụng thuật ngữ này vào các văn bản.

(ii) Phải coi trọng công tác nghiên cứu ứng dụng KH-CN, công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, nhất là quốc phòng an ninh; trong sắp xếp danh mục chi, NSNN; cũng như thực hiện mức chi cho KHCN cần đưa vấn đề KHCN sau Giáo dục – Đào tạo để thực sự đảm bảo cho các lĩnh vực này là quốc sách hàng đầu.


Đại biểu Danh Út – Kiên Giang
cũng đánh giá cao những kết quả về công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của Chính phủ. Đại biểu cho rằng, việc Chính phủ làm được nhiều nhưng báo cáo chưa chi tiết.

Những mặt chưa được, theo đại biểu nhiều chính sách thực hiện chưa đồng bộ. Đại biểu lấy ví dụ: Từ tháng 8 đến nay hơn 3 tháng giá xăng giảm nhưng đến nay chỉ có 1 số hiệp hội rụch rịch làm đơn xin giảm.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chính sách ưu tiên cụ thể cho những vùng có ưu thế về nông nghiệp như ĐBSCL và việc thực hiện phải đồng bộ và quyết liệt. “Đừng để xảy ra trường hợp hỗ trợ cho người dân 500 nghìn đồng nhưng lại chia thành 2 lần đi lĩnh, khiến cho tiền đi lĩnh không đủ tiền xăng xe” – Đại biểu nói.

Cũng theo đại biểu, thời gian tới Chính cần ban hành chính sách và nguồn lực cho người dân tộc thiểu số hoặc có chính sách nhưng thực hiện không tốt. Cơ cấu công chức ít người dân tộc, nhiều học sinh được cử đi học nhưng về không được nhận vào làm.

Sau giờ nghỉ giải lao, Quốc hội tiếp tục phiên họp với phần chất vấn của Đại biểu Lê Nam – Thanh Hóa

Theo đại biểu, khiếu nại tố cáo chủ yếu là giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai. Kinh nghiệm thực tế chủ yếu là do chính sách. Ở Thanh Hóa có dự án Trung Sơn và Nghi Sơn không có khiếu nại, người dân đồng tình quay lại câu hỏi tại sao khi giải phóng mặt bằng và đền bù các dự án do trong nước thực hiện lại liên tục xảy ra tình trạng khiếu cáo, khiếu kiện?

Đại biểu cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân – người trực tiếp bị tác động lại bị đứng ngoài trong quá trình xác định giá. Những dự án nước ngoài chính là bài học để chúng ta nhìn vào.

Về công tác phòng chống tham nhũng và chống buôn lậu đại biểu cho rằng có chuyển biến nhưng về căn bản phải có thay đổi về suy nghĩ. Chẳng hạn, chạy việc làm, chạy biên chế.
Vừa qua, Thanh Hóa làm quyết liệt đến mức không chạy được hay như Bộ Giao thông vận tải, Quảng Ninh… đều tổ chức thi cử. Việc công khai minh bạch thì sẽ loại trừ được việc chạy chức, chạy quyền. Vừa qua có nhiều địa phương làm hay cần phải đúc kết lại là xem bài học thế nào.

Cũng theo đại biểu, thời gian tới Chính phủ cần ban hành chính sách và nguồn lực cho người dân tộc thiểu số hoặc có chính sách nhưng thực hiện không tốt. Cơ cấu công chức ít người dân tộc, nhiều học sinh được cử đi học nhưng về không được nhận vào làm.

Đại biểu Bùi Thị An – Hà Nội đề cập đến nguyên nhân mất lòng tin của dân là hiện trạng nhiều bộ có tham mưu còn có các tổ chức sự nghiệp có thu. Vì bận nên nhiệm vụ tham mưu chính bị phân tán. Bên cạnh đó, việc quy trách nhiệm người đứng đầu chưa cao.

Thực hiện tính minh bạch trong công tác điều hành, đại biểu đề nghị tới đây nên lấy tiêu chí minh bạch để đánh giá các bộ ngành địa phương.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông – Cao Đức Phát trả lời các ý kiến của các Đại biểu Quốc hội trong sáng nay như sau:

(1) Có cần thiết có nên ban hành một luật/nghị quyết về tam nông hay không. Báo cáo QH, Đảng đã có Nghị quyết TW 7, Bộ Chính trị đã có kết luận tiếp tục thực hiện nghị quyết này. Nhờ thực hiện nghị quyết này, nông nghiệp nông thôn đã có sự phát triển khá vững chắc, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân ở nhiều nơi.

"Có nên ban hành nghị quyết không chúng tôi thấy Quốc hội đã ban hành nhiều Luật và Nghị quyết. Chúng tôi cũng đã xem xét đề xuất ban hành Luật về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị cần xem xét phạm vị của Luật này để tránh chồng chéo luật.

Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng QUốc hội xem xét và có nghị quyết về nông nghiệp nông dân nông thôn thể hiện một quyết tâm chính trị cao của Quốc hội,hệ thống chính trị chúng ta thực hiện nghị quyết của Đảng thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng là chủ trương rất tốt. Tôi kiến nghị QH ủng hộ chủ trương này", Bộ trưởng nói.

(2) Ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch: Để đảm bảo an ninh lương thực, đất nước đã đảm bảo nguồn cung hết sức dồi dào, dư thừa để xuất khẩu lớn ra nước ngoài, đủ cho 100 triệu người khác tiêu dùng; Chúng ta cũng đảm bảo được lương thực có mọi nơi cho người dân; Thu nhập của những người dân nghèo đối với một số hộ, người ở khu vực nghèo chưa đảm bảo vững chắc.

Thời gian tới chúng ta tiếp tục duy trì năng lực sản xuất lương thực thực phẩm,quan tâm hơn nâng cao thu nhập cho những hộ còn nhiều khó khăn để đảm bảo tất cả người luôn có lương thực người ta mong muốn.

Vừa qua, trước yêu cầu của người dân, Chính phủ đã ban hành chính sách cho người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Chính phủ đã chỉ đạo sửa đội Nghị định 42 để thay đổi cách hỗ trợ cho các hộ nông dân.

(3) Về ý kiến nâng cao hiệu quả trồng rừng: Báo cáo QH trong giai đoạn 2011 – 2014 mỗi năm nước ta đã trồng 211.000 hecta rừng trong đó chỉ có 16.000 hecta rừng trồng từ NS, còn lại là do người dân và doanh nghiệp. Chúng ta tạo được môi trường, thị trường thuận lợi để người trồng rừng nhận thấy trồng rừng có lợi. CHúng ta có hỗ trợ, nhưng rất khiêm tốn. Vấn đề trồng rừng ở Việt Nam là năng suất trồng rừng còn thấp.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện các chính sách khuyến khích trồng rừng gỗ lớn (đây là gỗ chúng ta phải nhập khẩu để làm đồ gỗ xuất khấu); Nghiên cứu và chuyển giao KHCN để hiệu quả trồng rừng cao hơn.

(4) Về giải quyết chồng chéo giữa đất lâm trường quốc doanh và đất của đồng bào: Vừa qua Bộ Chính trị đã có nghị quyết 30 – thực hiện tốt nghị quyết này sẽ giải quyết được căn bản các vấn đề đại biểu nêu.

(5) Về quy hoạch khu vùng nông nghiệp công nghệ cao: "Chính phủ đã chỉ đạo chúng tôi và Chúng tôi cũng đã triển khai thực hiện, đã có báo cáo một lần lên Chính phủ. Hiện đề án này đang được thẩm định về mặt tác động môi trường trước khi trình lên Chính phủ lần cuối. Nhưng trước hết tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội tôi chưa chỉ đạo quyết liệt và nhanh chống nhưng mặt khác trong quá trình chúng tôi làm chúng tôi nhận văn bản của các Địa phương tiếp tục đề nghị. Chúng tôi đã họp với các tham mưu và không muốn rằng mình làm không cẩn trọng để xảy ra tình trạng các khu nông nghiệp công nghệ cao Chính phủ đầu tư tiền vào mà nó không hoạt động, hoạt động không hiệu quả".


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông – Cao Đức Phát


Đại biểu Trương Minh Hoàng – Cà Mau phát biểu khiếu nại tố cáo có nhiều vụ được giải quyết nhanh đặc biệt có nhiều vụ trực tiếp Thủ tướng Chính phủ giải quyết, nhiều vụ như thế các Bộ vào tích cực nhưng có nhiều vụ vì sao ở dưới cơ sở thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng không nghiêm túc.

Về phát triển nông nghiệp nông thông, thủy sản theo đại biểu việc thu mua thủy sản còn yếu dù nhiều lần đặt vấn đề rồi.

Đại biểu đề nghị thời gian tới cần có khâu thu mua hay tích trữ thế nào để đảm bảo lợi ích cho bà con ngư dân.

Cà Mau với diện tích nuôi trồng thủy sản lớn và nhu cầu về giống nhiều nhưng chỉ đám ứng được 50%. Hiện ở Cà Mau có trung tâm giống nhưng những vùng xung quanh vẫn phải đi mua con giống có chất lượng thấp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và trả nợ của bà con nông dân.

“Tôi tin có trung tâm giống tốt thì tôi tin là hiệu quả còn cao hơn nữa” – Đại biểu nói.

Về quy hoạch thủy lợi phải được thực hiện để bà con không phải chạy thu hoạch mỗi lần mùa lũ về.

Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh trong kỳ họp thứ 7, Chủ tịch Quốc hội đã có kết luận về 5 nhiệm vụ của ngành thành tra. Ngành thanh tra nhận thức phải nổ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm giao phó.

Ý kiến Quốc hội nổi lên 2 vấn đề: (1) Giải quyết khiếu nại tố cáo trọng tâm là đất đai; (2) Giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả

(1) Diễn biến về giải quyết khiếu nại tố cáo cụ thể như sau:

(i) Năm 2014 đã phát sinh thêm 81.000 đơn thư khiếu nại tố cáo, giảm 7,4% số đơn, hơn 9% vụ việc nhưng tình hình phức tạp gay gắt đông người. Năm 2014, khiếu nại tố cáo đất đai chiếm 68,2%, tăng so với cùng kỳ năm 2013. (Năm 2010 chiếm 69,9%; Năm 2011 chiếm 79,04%; Năm 2014 là 74,7%; Năm 2013 là 56,5%) Khiếu nại đông người tăng 12%. Về khiếu nại đất đai qua theo dõi thấy xuất phát từ các nguyên nhân sau:

(i) Khiếu nại bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, chiếm khoảng 50%; khiếu nại tranh chấp đất đai chiếm 25%; khiếu nại òi đất cũ và vụ việc khác 25%.

Trong số khiếu nại về đất đai có này có 63% là khiếu nại cũ của các năm trước (5 năm trước).

(ii) Công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém trong thu hồi đất, quản lý nhà nước nên phát sinh nhiều khiếu nại.

(iii) Trình độ, năng lực ý thức của cán bộ trong giải quyết khiếu nại tố cáo chưa tốt.

(iv) Tiếp dân chưa tốt, công khai giải quyết khiếu nại chưa tốt

(v) Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt. Khiếu nại sai chiếm đến 60% trong năm 2014.

Về kết quả giải quyết khiếu nại: Năm 2014 giải quyết khiếu nại tố cáo đạt trên 84%. Giải quyết tồn động phức tạp kéo dài tháng 10/2014 đạt 500/528 vụ đạt gần 95%. Thanh tra Chính phủ tiếp tục giải quyết để giải quyết các sự vụ kịp thời.

(2) Các giải pháp phòng chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao. Trong báo cáo Chính phủ đã trình bày rõ ở phiên Khai mạc.

(i) Nỗ lực cao và quyết tâm chính trị thể hiện vào Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương. Ban Chỉ đạo đã ban hành chương trình công tác trọng tâm; tổ chức hội nghị toàn quốc đánh giá thật kỹ công tác phòng chống tham nhũng và đề ra giải pháp; ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ ngành địa phương; đẩy nhanh việc xét xử các vụ án tham nhũng đặc biệt các vụ án trọng điểm.

(ii) Chính phủ có ngay Nghị quyết đưa trọng tâm phòng chống tham nhũng, tập trung xây dựng thể chế. Chính phủ đã ban hành 56 quyết định trên tất cả các lĩnh vực. Nghị định hướng dẫn phòng chống tham nhũng.

Báo cáo với Đại biểu Trương Văn Vở, Nghị định 76 có nhiều nội dung bảo vệ người tố cáo. Riêng thông tư khen thưởng người tố đã Ban chỉ đạo đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng thông tư này. Theo quy định, thanh tra chính phủ đang lấy ý kiến rộng rãi, trong năm nay sẽ ban hành thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 03 năm 2007 – bổ sung có mức khen thưởng cao hơn.

Các giải pháp để phòng chống tham nhũng hiệu quả? Báo cáo của Chính phủ đã nêu ra 9 giải pháp từ phát hiện, phòng ngừa đến xử lý tham nhũng. Có thể nói Chính phủ đã có quyết tâm chính trị rất cao của toàn hệ thống. Thanh tra CP nhận thấy rằng đây là những giải pháp cần có sự giám sát của Đại biểu Quốc hội và sự quan tâm.

Liên quan vụ ông Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: ông Trần Văn Truyền thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Bí thư. Ban Bí thư chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm quy trình kiểm tra các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Truyền. Đến nay, chưa có thông tin kết luận nên chưa báo cáo thông tin Đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Hòa Bình tham gia thảo luận với ý kiến về việc đồng bào dân tộc thiểu số ít được tham gia vào vị trí lãnh đạo.

Đại biểu lấy ví dụ tại tỉnh Hòa Bình là tỉnh có tới 80 – 90% dân tộc thiểu số nhưng cơ cấu cán bộ chỉ khoảng 40% chủ yếu là giáo viên còn các ngành khác thì rất ít.

Đại biểu đề nghị Quốc hội quan tâm hơn nữa đến vấn đề này

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận ý kiến của đại biểu về thời gian báo cáo chậm, kỷ luật kỷ cương còn yếu, minh bạch hóa trong cán bộ nhà nước, giải phóng hành chính,chống gian lận thương mại…

Riêng ý kiến về vì sao không đưa kết quả của việc an sinh xã hội vào báo cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết vì theo lịch vấn đề đó không được đưa vào phiên báo cáo lần này.
Những hạn chế và diễn biến chậm chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước.

“Chính phủ xin lắng nghe ý kiến của cử tri và tập trung các phản ánh của cử tri như thủy điện, cây điều…”

Thời gian tới, chính phủ sẽ rà soát lại và xác định rõ hơn, trách nhiệm của các trưởng ngành trong các vấn đề mà cử tri nêu.


Thanh Giang - Khánh Nhi

quynhnn

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên