MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp Quốc hội] Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

Trong chương trình của Quốc hội vào ngày làm việc cuối cùng của phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

Theo Thủ tướng, tình hình kinh tế xã hội trong năm 2015 đã có chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, dư nợ tín dụng tăng 14,5 – 15%, cả năm tăng trên 17%.

Mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, xuất khẩu 11 tháng đạt 149 tỷ USD. Vốn ODA giải ngân đạt 4,4 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước ước đạt 94,1% dự toán, tăng 8,3%; chi ngân sách đạt 88,4% dự toán, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh, tăng 9,6%; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,5%.

Nông nghiệp tăng thấp hơn cùng kỳ nhưng vẫn tiếp tục phát triển; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 9,4%; khách quốc tế đạt 7 triệu lượt; khoảng 18,5 nghìn DN hoạt động trở lại, tăng 33,7%. An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tạo việc làm tăng 2,8% so với cùng kỳ.

Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, còn không ít khó khăn hạn chế, nhưng với những kết quả nêu trên có cơ sở để đạt được mục tiêu nhiệm vụ.

Theo đó, Chính phủ sẽ nỗ lực tập trung chỉ đạo đạt mức cao nhất mà Quốc hội đề ra, trong đó GDP đạt trên 6,5%, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết xã hội về phát triển kinh tế xã hội.

Đối với những câu hỏi mà các đại biểu đặt ra về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng cho rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được đề cập toàn diện trong cương lĩnh, hiến pháp và nghị quyết của Đảng, dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội…

Cho rằng đây là vấn đề có phạm vi rộng lớn, song Thủ tướng nhấn mạnh: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hiện đại, vận hành đầy đủ đồng bộ hiện đại theo quy luật kinh tế thị trường theo quy luật hội nhập, nhà nước sử dụng luật pháp và các nguồn lực theo cơ chế phân phối và phân phối lại.

Thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thu hẹp giàu nghèo và bảo vệ môi trường. Đảm bảo dân chủ và quyền con người, quyền công dân, phân định rõ chức năng nhà nước và thị trường, nhà nước tập trung điều kiện thuận lợi cho người dân và DN cạnh tranh bình đẳng, phát huy cao nhất quyền làm chủ nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ và huy động tối đa nguồn lực phát triển nanhh bền vững, bảo vệ tổ quốc….

Để thực hiện các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ triển khai nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, trong đó sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế luật pháp và cơ chế chính sách, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất ổn định, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập.

Phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa, bất động sản, tài chính… chú trọng thị trường mới như mua bán nợ, công cụ tài chính phái sinh.

Chủ động mở cửa thị trường phù hợp cam kết quốc tế, gắn với nâng cao năng suất, đa dạng hóa nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, phân bổ nguồn lực trong sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cơ cấu thu chi và kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn tài chính.

Đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu phù hợp, tăng cường quản lý thị trường giá cả. Thực hiện nhất quán cơ chế thị trường với tất cả các hàng hóa dịch vụ, riêng với dịch vụ công thiết yếu y tế giáo dục sẽ thực hiện theo cơ chế giá thị trường, tính đúng tính đủ và công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá, song vẫn hỗ trợ đối tượng chính sách, đồng bào nghèo.

Đẩy mạnh cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập và cung cấp dịch vụ công, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang dân lập; huy động nhiệu quả nguồn lực xã hội và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ công; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước, tạo dựng môi trường kinh doanh an toàn thuận lợi, quản lý điều hành kinh tế, phù hợp điều tiết với kinh tế thị trường, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp và tự do kinh doanh, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, kiểm soát tốt độc quyền kinh doanh.

Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và nguồn lực, thực hiện tốt chính sách phát triển văn hóa, y tế giáo dục và giảm nghèo, quản lý tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại chuyên nghiệp. Phát huy hiệu quả của các tổ chức xã hội, tham gia xây dựng pháp luật trong phản biện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân.

Thủ tướng cũng trả lời câu hỏi của các Đại biểu về vấn đề thực hiện các nhiệm vụ thiên nhiên kỷ của Liên Hiệp Quốc khi khẳng định Việt Nam là điểm sáng thực hiện giảm nghèo, trong khi đây là mục tiêu còn thách thức lớn của toàn cầu.

Khẳng định giảm nghèo đa chiều là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng cho biết tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 11% xuống còn 4,5%, huyện nghèo giảm từ 58,3 xuống 28%. Nước ta đang có khoảng 30 triệu người thoát nghèo, được Thủ tướng khẳng định đây là thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận vấn đề xác định chuẩn nghèo đa chiều chỉ dựa vào thu nhập đã bộc lộ hạn chế, việc phân loại đánh giá xác định đối tượng nghèo thiếu tính tổng thể toàn diện. Do đó, để khắc phục nhiều tổ chức Quốc tế khuyến cáo áp dụng phương pháp nghèo chiều, không chỉ trên cơ sở tiêu chí thu nhập mà còn tiêu chí tiếp cận nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu.

Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ đã trình và ban hành Nghị quyết về giảm nghèo bền vững, trong đó xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều. Theo đó, sẽ sớm ban hành chuẩn nghèo mới trong giai đoạn tới và Thủ tướng cho biết quyết định này sẽ có trong tuần tới.

Đối với hoạt động tiếp cận người lao động, Thủ tướng cho rằng đây là người trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ nên họ phải được hưởng thành quả của qúa trình này. Năm 1998 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ra nguyên tắc về quyền lao động, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa công bằng.

Theo Thủ tướng, tạo sự bình đẳng cho người lao động cũng là cách tiếp cận của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc đưa nội dung này nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Thủ tướng khẳng định hiện nay quy định của pháp luật đã khá sát với các quy định của quốc tế.

An Ngọc - Nguyệt Quế

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên