Tự nguyện thất nghiệp
Giữa lúc nhiều DN gặp khó, cắt giảm nhân sự, sa thải NLĐ, NLĐ rơi vào tình cảnh thất nghiệp thì bên cạnh đó có nhiều NLĐ tự nguyện thất nghiệp với lý do xa chỗ làm, lương thấp, hoặc đơn giản chán thì nghỉ...
Chán thì nghỉ
Đang là nhân viên quảng cáo của Cty S, 100% vốn đầu tư nước ngoài, lương 8 triệu/tháng nhưng chị Ngọc Thúy vẫn nộp đơn xin nghỉ việc. Dù cố gắng thuyết phục chị ở lại nhưng ý chị đã quyết nên sếp cũng chấp nhận. Giải thích cho quyết định của mình, chị Thúy bộc bạch: “Việc quá nhiều, áp lực từ khách hàng, từ cấp trên lúc nào cũng làm mình căng thẳng. Thiếu gì việc, nghỉ chỗ này thì kiếm chỗ khác. Ở lại Cty ngày nào mình thấy ớn ngày đó nên xin nghỉ việc”.
Không gặp phải áp lực công việc như chị Thúy, chị Thanh Hà tốt nghiệp trung cấp địa chính, vào làm tại Trung tâm đo đạc bản đồ được một thời gian, chị xin nghỉ việc. Lý do được chị đưa ra là nhà chị ở Q.9, chỗ làm ở Q.12, sáng nào cũng dậy sớm ngồi trên xe bus cả giờ đồng hồ, lương không cao, trong khi đó có một Cty địa ốc cần tuyển gấp với mức lương hấp dẫn nên chị xin nghỉ việc.
Trò chuyện với những LĐ đến báo cáo tình trạng thất nghiệp, chưa có việc làm tại Trung tâm đăng ký thất nghiệp TPHCM, nhiều LĐ cho biết, nguyên nhân họ nghỉ việc là vì lương thấp, không ưa tính của sếp.... “Nghỉ vài tháng xem như xả hơi rồi tìm việc khác, hy vọng lương khá, môi trường làm việc sẽ tốt hơn chỗ cũ” - Anh Tuấn Khanh - từng làm nhân viên bảo vệ - chia sẻ.
Chật vật tìm việc mới
Trong sàn giao dịch việc làm lần 1-2013, được Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM tổ chức vừa qua, với hơn 5.000 đầu việc chờ NLĐ, gồm bán hàng, bảo vệ, chăm sóc khách hàng, cơ khí, tài xế... mức lương cho LĐ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ, có kinh nghiệm là 5 triệu đồng/tháng, LĐ phổ thông từ 2-3 triệu đồng/tháng, nhưng hàng trăm LĐ đến rồi lại ra về.
Chị Thanh Hà, sau khi nghỉ việc ở Trung tâm đo đạc bản đồ, đến nay đã 3 tháng nhưng vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. Có mặt từ sàn giao dịch việc làm từ sáng, xem hết các bảng tuyển dụng, chị không tìm được việc liên quan đến ngành học hoặc kinh nghiệm bản thân. Chị bộc bạch: “Sau khi nghỉ việc, hơn 1 tháng chờ đợi vẫn không thấy Cty địa ốc gọi, mình đến Cty hỏi thì được hẹn ra tết nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín. Biết vậy mình đã chờ có việc mới rồi mới xin nghỉ. Giờ khó lòng tìm được việc phù hợp với ngành học”.
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TPHCM, chuyên ngành điện cho nên dù là nữ, chị Thu Trang chỉ có thể xin việc ở những vị trí kỹ thuật. “Lúc trước mình từng làm kỹ thuật ở Cty may, khi sinh em bé thì xin nghỉ hẳn, sau 4 tháng nghỉ sinh đến nay đã gần 2 năm mà mình mãi vẫn chưa xin được việc. Giờ xin được việc vừa gần nhà, lương chấp nhận được, phù hợp với công việc thật khó như lên trời” - chị Trang bộc bạch.
Bà Vũ Thị Xuyến - đại diện nhà tuyển dụng Bảo hiểm Manulife - cho biết, năm nào, đợt tuyển dụng nào Manulife cũng tuyển nhân viên nhưng NLĐ xin làm một thời gian rồi lại nghỉ. Vì nhiều lý do như công việc không phù hợp, không có kinh nghiệm.
“Mỗi nghề có một đặc thù, quan trọng là mình phải kiên nhẫn và cố gắng, không ngại khó thì việc gì cũng có thể làm được. Hơn nữa, nếu NLĐ nhảy việc nhiều trong một thời gian ngắn nhà tuyển dụng cũng rất ngại tuyển những lao động như vậy” - bà Xuyến nhấn mạnh.
Đang là nhân viên quảng cáo của Cty S, 100% vốn đầu tư nước ngoài, lương 8 triệu/tháng nhưng chị Ngọc Thúy vẫn nộp đơn xin nghỉ việc. Dù cố gắng thuyết phục chị ở lại nhưng ý chị đã quyết nên sếp cũng chấp nhận. Giải thích cho quyết định của mình, chị Thúy bộc bạch: “Việc quá nhiều, áp lực từ khách hàng, từ cấp trên lúc nào cũng làm mình căng thẳng. Thiếu gì việc, nghỉ chỗ này thì kiếm chỗ khác. Ở lại Cty ngày nào mình thấy ớn ngày đó nên xin nghỉ việc”.
Không gặp phải áp lực công việc như chị Thúy, chị Thanh Hà tốt nghiệp trung cấp địa chính, vào làm tại Trung tâm đo đạc bản đồ được một thời gian, chị xin nghỉ việc. Lý do được chị đưa ra là nhà chị ở Q.9, chỗ làm ở Q.12, sáng nào cũng dậy sớm ngồi trên xe bus cả giờ đồng hồ, lương không cao, trong khi đó có một Cty địa ốc cần tuyển gấp với mức lương hấp dẫn nên chị xin nghỉ việc.
Trò chuyện với những LĐ đến báo cáo tình trạng thất nghiệp, chưa có việc làm tại Trung tâm đăng ký thất nghiệp TPHCM, nhiều LĐ cho biết, nguyên nhân họ nghỉ việc là vì lương thấp, không ưa tính của sếp.... “Nghỉ vài tháng xem như xả hơi rồi tìm việc khác, hy vọng lương khá, môi trường làm việc sẽ tốt hơn chỗ cũ” - Anh Tuấn Khanh - từng làm nhân viên bảo vệ - chia sẻ.
Chật vật tìm việc mới
Trong sàn giao dịch việc làm lần 1-2013, được Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM tổ chức vừa qua, với hơn 5.000 đầu việc chờ NLĐ, gồm bán hàng, bảo vệ, chăm sóc khách hàng, cơ khí, tài xế... mức lương cho LĐ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ, có kinh nghiệm là 5 triệu đồng/tháng, LĐ phổ thông từ 2-3 triệu đồng/tháng, nhưng hàng trăm LĐ đến rồi lại ra về.
Chị Thanh Hà, sau khi nghỉ việc ở Trung tâm đo đạc bản đồ, đến nay đã 3 tháng nhưng vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. Có mặt từ sàn giao dịch việc làm từ sáng, xem hết các bảng tuyển dụng, chị không tìm được việc liên quan đến ngành học hoặc kinh nghiệm bản thân. Chị bộc bạch: “Sau khi nghỉ việc, hơn 1 tháng chờ đợi vẫn không thấy Cty địa ốc gọi, mình đến Cty hỏi thì được hẹn ra tết nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín. Biết vậy mình đã chờ có việc mới rồi mới xin nghỉ. Giờ khó lòng tìm được việc phù hợp với ngành học”.
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TPHCM, chuyên ngành điện cho nên dù là nữ, chị Thu Trang chỉ có thể xin việc ở những vị trí kỹ thuật. “Lúc trước mình từng làm kỹ thuật ở Cty may, khi sinh em bé thì xin nghỉ hẳn, sau 4 tháng nghỉ sinh đến nay đã gần 2 năm mà mình mãi vẫn chưa xin được việc. Giờ xin được việc vừa gần nhà, lương chấp nhận được, phù hợp với công việc thật khó như lên trời” - chị Trang bộc bạch.
Bà Vũ Thị Xuyến - đại diện nhà tuyển dụng Bảo hiểm Manulife - cho biết, năm nào, đợt tuyển dụng nào Manulife cũng tuyển nhân viên nhưng NLĐ xin làm một thời gian rồi lại nghỉ. Vì nhiều lý do như công việc không phù hợp, không có kinh nghiệm.
“Mỗi nghề có một đặc thù, quan trọng là mình phải kiên nhẫn và cố gắng, không ngại khó thì việc gì cũng có thể làm được. Hơn nữa, nếu NLĐ nhảy việc nhiều trong một thời gian ngắn nhà tuyển dụng cũng rất ngại tuyển những lao động như vậy” - bà Xuyến nhấn mạnh.
Theo Lê Tuyết