Từ nỗi lo tiền dồn ở kho bạc, ngân hàng
Ưu đãi cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là tạo môi trường minh bạch...
“Trong4 tháng đầu năm, tín dụng không tăng mấy. Đầu tư công thì không giải ngân được như mong muốn. Tiền dồn lại, cả ở kho bạc lẫn ngân hàng. Cái đang lo lắng là ở chỗ đó”, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội trao đổi với VnEconomy bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014.
Không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”
Vậy hệ lụy của việc giải ngân vốn kém xuất phát từ đâu? Và cần làm gì để giải quyết điểm nghẽn này, thưa ông?
Khâu thủ tục hành chính khiến vấn đề giải ngân cực kỳ nặng nề. Chúng ta chưa chú trọng cải cách một cách mạnh mẽ thủ tục giải ngân. Một công trình xây dựng xong, để giải ngân lấy tiền từ kho bạc ra là cả một vấn đề.
Tiền chỗ nào cũng có, chia kế hoạch hết rồi, nhưng vướng ở quy trình. Cái này có khách quan là những công trình làm chậm, giải ngân chậm, không chịu nổi thủ tục.
Về tín dụng, những nỗ lực kéo giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là tốt. Chúng ta đưa được lãi suất xuống mức bình quân của 10 năm trước.
Tuy nhiên, vấn đề là lãi suất ngắn hạn giảm được, còn lãi suất trung hạn chưa giảm đáng kể, vẫn còn cao. Đây là cản trở cho những doanh nghiệp đang làm ăn tốt, không vướng nợ để vay vốn và tái cấu trúc.
Tôi cũng thông cảm vì thực trạng của ngân hàng thương mại là huy động vốn chủ yếu là ngắn hạn, mà phần lớn lại đi mua trái phiếu chính phủ trung hạn. Thành ra thị trường vốn trung hạn cho doanh nghiệp chưa tác động nhiều.
Ngược lại, nhiều doanh nghiệp khó khăn, đang vướng nợ lại chưa gỡ được để cho vay, nên dòng tín dụng chưa vào được.
Đấy là hai cản trở, từ đầu tư công đến tắc tín dụng. Nên vấn đề là làm sao tháo gỡ cả hai cái đó, để từ nay đến cuối năm dòng vốn bơm được vào nền kinh tế.
Tôi xin nói lại, trong hai năm 2014 - 2015, chúng ta phải trông chờ nhóm doanh nghiệp làm ăn tốt đầu tư, tái cấu trúc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để chúng ta chuẩn bị một mục tiêu lớn hơn cho giai đoạn 2016 - 2020 là tăng trưởng bền vững với tốc độ cao, chứ không phải như giai đoạn vừa qua.
Chúng ta nhìn vào mục tiêu đó, thì chúng ta thấy nhiều lo lắng. Còn nếu chúng ta an tâm năm sau cao hơn năm trước, bình bình thế này, thì hiện nay không phải là xấu.
Có ý kiến của một đại diện ngân hàng, rằng họ chào vốn 7-8%/năm mà doanh nghiệp vẫn thờ ơ...
Như tôi vừa phân tích, những doanh nghiệp thờ ơ vốn là bởi vì họ làm ăn tốt, không nợ nần. Trước đây, họ còn cầu cạnh ngân hàng, còn bây giờ ngân hàng lại phải cầu cạnh họ. Bây giờ ngân hàng thu tiền vào mà không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”, nhưng lãi suất trung hạn vẫn cao, thành ra doanh nghiệp cũng chưa tính toán sử dụng nguồn vốn trung hạn lãi suất cao để đầu tư.
Bên cạnh đó, tình hình thị trường thế này thì khó kích thích những doanh nghiệp tốt mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư.
Dù dư nợ tín dụng không tăng, nhưng thực tế doanh nghiệp tốt vẫn vay được vốn, tín dụng vẫn tăng, nhưng những doanh nghiệp nhóm 2 thuộc dạng khó khăn lại bị đòi nợ. Số đòi nợ vào so với vốn cho vay ra bằng nhau nên tín dụng không tăng, chứ không phải không có vay mới.
Hãy để người ta thấy Nhà nước đồng hành
Ông nghĩ, động lực cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này liệu sẽ đến từ đâu?
Với các doanh nghiệp tốt thì chỉ cần kinh tế vĩ mô ổn định, có triển vọng và nếu như có biện pháp giảm lãi suất trung hạn xuống thì họ sẽ tiếp tục đầu tư phát triển.
Còn nhóm doanh nghiệp đang khó khăn, vướng nợ, thị trường bị mất, đang chống chọi thì nên tập trung ưu đãi cả thuế, gỡ những vướng mắc của họ. Đây là vấn đề chúng ta cần tập trung.
Nhưng cái quan trọng nhất mà chúng ta phải tập trung cải cách là hành chính công. Đấy, người ta phản ánh đóng thuế cũng khó khăn, cái gì cũng khó khăn cả. Và đây tôi cho là có vấn đề ở thủ tục hành chính, nhưng cũng có vấn đề về phẩm chất của đội ngũ viên chức hành chính liên quan. Chúng ta phải tính toán lại điều này.
Cái thứ hai là phải xem lại toàn bộ cách phân bổ và đầu tư công. Vì kênh này là kênh kích thích rất tốt trong giai đoạn tín dụng bị nghẽn, nhưng lại không thực hiện được vai trò.
Vậy trong cải cách thể thế lần này thì phải tập trung vào hành chính công và tài chính công.
Chúng ta tưởng rằng điều đó không liên quan, nhưng thực sự nó là động lực đấy, động lực cho môi trường tốt lên, để doanh nghiệp đầu tư. Tôi cho rằng, những ưu đãi cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là chúng ta tạo môi trường minh bạch về chính sách, một nền hành chính mang tính phục vụ. Hãy để người ta thấy được Nhà nước đứng sau doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp thực sự.
Vậy cải cách tài chính công thì nên theo hướng nào, theo ông?
Vấn đề tài chính công cần thay đổi mấy việc. Thứ nhất là xem lại cách phân bố đầu tư hiện nay. Làm rõ thế nào là ngân sách trung ương, thế nào là ngân sách địa phương. Ai chịu trách nhiệm ngân sách địa phương, ai chịu trách nhiệm ngân sách trung ương trong đầu tư.
Xóa hoàn toàn cơ chế phân bổ ngân sách theo kiểu cơ chế xin cho, trợ cấp nọ, trợ cấp kia và phải thực hiện chính sách tiết kiệm tối đa trong bộ máy hành chính nhà nước.
Chúng ta không thể để tồn tại bộ máy hành chính lãnh phí ghê gớm, từ vấn đề tiếp khách, họp rồi chi tiêu đi nước ngoài. Chi tiêu thế này dân họ không có niềm tin. Muốn tin thì phải minh bạch.
Kỷ cương ngân sách của chúng ta là cực kỳ lỏng lẻo vì chúng ta duy trì cơ chế ngân sách lồng ghép trung ương - địa phương, gọi chung là ngân sách nhà nước rồi đi phân cấp ra.
Đây là cái gốc vấn đề phải sửa. Tôi kỳ vọng lần này sửa Luật Ngân sách phải sửa, nếu không thì chúng ta sẽ không cải cách được và tiếp tục lãng phí đầu tư.
Không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”
Vậy hệ lụy của việc giải ngân vốn kém xuất phát từ đâu? Và cần làm gì để giải quyết điểm nghẽn này, thưa ông?
Khâu thủ tục hành chính khiến vấn đề giải ngân cực kỳ nặng nề. Chúng ta chưa chú trọng cải cách một cách mạnh mẽ thủ tục giải ngân. Một công trình xây dựng xong, để giải ngân lấy tiền từ kho bạc ra là cả một vấn đề.
Tiền chỗ nào cũng có, chia kế hoạch hết rồi, nhưng vướng ở quy trình. Cái này có khách quan là những công trình làm chậm, giải ngân chậm, không chịu nổi thủ tục.
Về tín dụng, những nỗ lực kéo giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là tốt. Chúng ta đưa được lãi suất xuống mức bình quân của 10 năm trước.
Tuy nhiên, vấn đề là lãi suất ngắn hạn giảm được, còn lãi suất trung hạn chưa giảm đáng kể, vẫn còn cao. Đây là cản trở cho những doanh nghiệp đang làm ăn tốt, không vướng nợ để vay vốn và tái cấu trúc.
Tôi cũng thông cảm vì thực trạng của ngân hàng thương mại là huy động vốn chủ yếu là ngắn hạn, mà phần lớn lại đi mua trái phiếu chính phủ trung hạn. Thành ra thị trường vốn trung hạn cho doanh nghiệp chưa tác động nhiều.
Ngược lại, nhiều doanh nghiệp khó khăn, đang vướng nợ lại chưa gỡ được để cho vay, nên dòng tín dụng chưa vào được.
Đấy là hai cản trở, từ đầu tư công đến tắc tín dụng. Nên vấn đề là làm sao tháo gỡ cả hai cái đó, để từ nay đến cuối năm dòng vốn bơm được vào nền kinh tế.
Tôi xin nói lại, trong hai năm 2014 - 2015, chúng ta phải trông chờ nhóm doanh nghiệp làm ăn tốt đầu tư, tái cấu trúc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để chúng ta chuẩn bị một mục tiêu lớn hơn cho giai đoạn 2016 - 2020 là tăng trưởng bền vững với tốc độ cao, chứ không phải như giai đoạn vừa qua.
Chúng ta nhìn vào mục tiêu đó, thì chúng ta thấy nhiều lo lắng. Còn nếu chúng ta an tâm năm sau cao hơn năm trước, bình bình thế này, thì hiện nay không phải là xấu.
Có ý kiến của một đại diện ngân hàng, rằng họ chào vốn 7-8%/năm mà doanh nghiệp vẫn thờ ơ...
Như tôi vừa phân tích, những doanh nghiệp thờ ơ vốn là bởi vì họ làm ăn tốt, không nợ nần. Trước đây, họ còn cầu cạnh ngân hàng, còn bây giờ ngân hàng lại phải cầu cạnh họ. Bây giờ ngân hàng thu tiền vào mà không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”, nhưng lãi suất trung hạn vẫn cao, thành ra doanh nghiệp cũng chưa tính toán sử dụng nguồn vốn trung hạn lãi suất cao để đầu tư.
Bên cạnh đó, tình hình thị trường thế này thì khó kích thích những doanh nghiệp tốt mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư.
Dù dư nợ tín dụng không tăng, nhưng thực tế doanh nghiệp tốt vẫn vay được vốn, tín dụng vẫn tăng, nhưng những doanh nghiệp nhóm 2 thuộc dạng khó khăn lại bị đòi nợ. Số đòi nợ vào so với vốn cho vay ra bằng nhau nên tín dụng không tăng, chứ không phải không có vay mới.
Hãy để người ta thấy Nhà nước đồng hành
Ông nghĩ, động lực cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này liệu sẽ đến từ đâu?
Với các doanh nghiệp tốt thì chỉ cần kinh tế vĩ mô ổn định, có triển vọng và nếu như có biện pháp giảm lãi suất trung hạn xuống thì họ sẽ tiếp tục đầu tư phát triển.
Còn nhóm doanh nghiệp đang khó khăn, vướng nợ, thị trường bị mất, đang chống chọi thì nên tập trung ưu đãi cả thuế, gỡ những vướng mắc của họ. Đây là vấn đề chúng ta cần tập trung.
Nhưng cái quan trọng nhất mà chúng ta phải tập trung cải cách là hành chính công. Đấy, người ta phản ánh đóng thuế cũng khó khăn, cái gì cũng khó khăn cả. Và đây tôi cho là có vấn đề ở thủ tục hành chính, nhưng cũng có vấn đề về phẩm chất của đội ngũ viên chức hành chính liên quan. Chúng ta phải tính toán lại điều này.
Cái thứ hai là phải xem lại toàn bộ cách phân bổ và đầu tư công. Vì kênh này là kênh kích thích rất tốt trong giai đoạn tín dụng bị nghẽn, nhưng lại không thực hiện được vai trò.
Vậy trong cải cách thể thế lần này thì phải tập trung vào hành chính công và tài chính công.
Chúng ta tưởng rằng điều đó không liên quan, nhưng thực sự nó là động lực đấy, động lực cho môi trường tốt lên, để doanh nghiệp đầu tư. Tôi cho rằng, những ưu đãi cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là chúng ta tạo môi trường minh bạch về chính sách, một nền hành chính mang tính phục vụ. Hãy để người ta thấy được Nhà nước đứng sau doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp thực sự.
Vậy cải cách tài chính công thì nên theo hướng nào, theo ông?
Vấn đề tài chính công cần thay đổi mấy việc. Thứ nhất là xem lại cách phân bố đầu tư hiện nay. Làm rõ thế nào là ngân sách trung ương, thế nào là ngân sách địa phương. Ai chịu trách nhiệm ngân sách địa phương, ai chịu trách nhiệm ngân sách trung ương trong đầu tư.
Xóa hoàn toàn cơ chế phân bổ ngân sách theo kiểu cơ chế xin cho, trợ cấp nọ, trợ cấp kia và phải thực hiện chính sách tiết kiệm tối đa trong bộ máy hành chính nhà nước.
Chúng ta không thể để tồn tại bộ máy hành chính lãnh phí ghê gớm, từ vấn đề tiếp khách, họp rồi chi tiêu đi nước ngoài. Chi tiêu thế này dân họ không có niềm tin. Muốn tin thì phải minh bạch.
Kỷ cương ngân sách của chúng ta là cực kỳ lỏng lẻo vì chúng ta duy trì cơ chế ngân sách lồng ghép trung ương - địa phương, gọi chung là ngân sách nhà nước rồi đi phân cấp ra.
Đây là cái gốc vấn đề phải sửa. Tôi kỳ vọng lần này sửa Luật Ngân sách phải sửa, nếu không thì chúng ta sẽ không cải cách được và tiếp tục lãng phí đầu tư.
Theo Duy Cường