Vận tải đường bộ: Chi phí cao do… quy định “hở”
Tại hội thảo "Chi phí Vận tải tại Việt Nam" do Bộ GTVT tổ chức sáng 28/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam thừa nhận, chi phí giá cước vận tải đang quá cao so với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân được cho là do các quy định về điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thiếu chặt chẽ dẫn đến các đơn vị vận tải “lách luật”, hoạt động manh mún.
Giá cước vận tải đã tăng 5 - 7 lần
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 11.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, trong đó có 8.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa và 3.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách, ngoài ra còn một số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể.
Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều đơn vị vận tải chỉ có từ 1 - 2 xe ôtô. Do có quy mô quá nhỏ nên các đơn vị này không xây dựng được thương hiệu, hoạt động chủ yếu dựa vào số lượng khách hàng quen, có tính mùa vụ và bị động theo nhu cầu của nhóm khách hàng nên các đơn vị vận tải nhỏ thường không chủ động được phương án kinh doanh dẫn đến việc khai thác phương tiện vận tải không hiệu quả.
Về chất lượng phương tiện vận tải, mặc dù đã được các đơn vị vận tải quan tâm, đầu tư đổi mới nhưng vẫn còn một số lượng lớn phương tiện vận tải cũ đang hoạt động, đặc biệt là phương tiện vận tải hàng hóa.
Hiện giá cước vận tải ôtô cũng đang ở mức cao. Đối với giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, nếu so sánh từ năm 1999 khi đó Cục đường bộ Việt Nam là cơ quan chủ trì hiệp thương, giá cước vận tải hành khách được thống nhất là 100 đồng/khách/km với xe chất lượng cao, đến nay qua nhiều lần thay đổi giá cước đã tăng lên từ 5 - 7 lần, thậm chí trong những ngày lễ, Tết, cước vận tải được tăng dưới dạng phụ thu từ 20 – 60% .
Sẽ siết điều kiện kinh doanh vận tải
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chính những điểm yếu về thực trạng đường bộ dẫn đến việc chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam tăng cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một lượng lớn phương tiện vận tải quá cũ tham gia hoạt động vận tải làm tăng chi phí do sửa chữa đột xuất, mức tiêu hao nhiên liệu cao, thời gian vận tải bị kéo dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông. Ngoài ra, do các quy định về điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thiếu chặt chẽ dẫn đến các đơn vị hoạt động vận tải được thành lập rất nhỏ, manh mún, đặc biệt là quy mô hộ gia đình chiếm phần lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm hạn chế các đơn vị kinh doanh vận tải quá nhỏ và khuyến khích tăng quy mô doanh nghiệp vận tải nhằm giảm chi phí quản lý hoạt động vận tải. Nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị vận tải đổi mới phương tiện nhằm tăng hiệu quả hoạt động và kiềm chế tai nạn giao thông.
“Một trong những việc ưu tiên cần làm là xây dựng “sàn giao dịch vận tải hàng hóa” làm công cụ trao đổi thông tin giữa người vận tải và người thuê vận tải nhằm minh bạch thị trường, khắc phục tình trạng vận tải hàng hóa theo một chiều, tăng hiệu quả hoạt động vận tải, giảm chi phí vận tải, giảm số lượng xe ôtô tải hoạt động trên đường”- Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị.
Ở khía cạnh khác, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải cho rằng, Nhà nước cần siết điều kiện kinh doanh để tổ chức lại các đơn vị vận tải, cắt giảm chi phí trong các khoản mục giá thành để giảm giá cước vận tải. Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ để rút ngắn quãng đường vận chuyển, tăng vận tốc vận chuyển, giảm ùn tắc giao thông nhằm tăng năng suất vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần giảm chi phí vận tải.
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 11.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, trong đó có 8.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa và 3.000 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách, ngoài ra còn một số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể.
Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều đơn vị vận tải chỉ có từ 1 - 2 xe ôtô. Do có quy mô quá nhỏ nên các đơn vị này không xây dựng được thương hiệu, hoạt động chủ yếu dựa vào số lượng khách hàng quen, có tính mùa vụ và bị động theo nhu cầu của nhóm khách hàng nên các đơn vị vận tải nhỏ thường không chủ động được phương án kinh doanh dẫn đến việc khai thác phương tiện vận tải không hiệu quả.
Về chất lượng phương tiện vận tải, mặc dù đã được các đơn vị vận tải quan tâm, đầu tư đổi mới nhưng vẫn còn một số lượng lớn phương tiện vận tải cũ đang hoạt động, đặc biệt là phương tiện vận tải hàng hóa.
Hiện giá cước vận tải ôtô cũng đang ở mức cao. Đối với giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, nếu so sánh từ năm 1999 khi đó Cục đường bộ Việt Nam là cơ quan chủ trì hiệp thương, giá cước vận tải hành khách được thống nhất là 100 đồng/khách/km với xe chất lượng cao, đến nay qua nhiều lần thay đổi giá cước đã tăng lên từ 5 - 7 lần, thậm chí trong những ngày lễ, Tết, cước vận tải được tăng dưới dạng phụ thu từ 20 – 60% .
Sẽ siết điều kiện kinh doanh vận tải
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chính những điểm yếu về thực trạng đường bộ dẫn đến việc chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam tăng cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một lượng lớn phương tiện vận tải quá cũ tham gia hoạt động vận tải làm tăng chi phí do sửa chữa đột xuất, mức tiêu hao nhiên liệu cao, thời gian vận tải bị kéo dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông. Ngoài ra, do các quy định về điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thiếu chặt chẽ dẫn đến các đơn vị hoạt động vận tải được thành lập rất nhỏ, manh mún, đặc biệt là quy mô hộ gia đình chiếm phần lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm hạn chế các đơn vị kinh doanh vận tải quá nhỏ và khuyến khích tăng quy mô doanh nghiệp vận tải nhằm giảm chi phí quản lý hoạt động vận tải. Nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị vận tải đổi mới phương tiện nhằm tăng hiệu quả hoạt động và kiềm chế tai nạn giao thông.
“Một trong những việc ưu tiên cần làm là xây dựng “sàn giao dịch vận tải hàng hóa” làm công cụ trao đổi thông tin giữa người vận tải và người thuê vận tải nhằm minh bạch thị trường, khắc phục tình trạng vận tải hàng hóa theo một chiều, tăng hiệu quả hoạt động vận tải, giảm chi phí vận tải, giảm số lượng xe ôtô tải hoạt động trên đường”- Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị.
Ở khía cạnh khác, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải cho rằng, Nhà nước cần siết điều kiện kinh doanh để tổ chức lại các đơn vị vận tải, cắt giảm chi phí trong các khoản mục giá thành để giảm giá cước vận tải. Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ để rút ngắn quãng đường vận chuyển, tăng vận tốc vận chuyển, giảm ùn tắc giao thông nhằm tăng năng suất vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần giảm chi phí vận tải.
Theo Lưu Vân