Vị thế của Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trong cán cân thương mại cả nước?
4 tháng đầu năm 2014, 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 18,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp đến hơn 1 tỷ USD vào thặng dư thương mại cả nước.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm, Bình Dương và Đồng Nai đều nằm trong top 5 tỉnh thành có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, và xuất siêu cao nhất cả nước. Trong khi đó Hà Tĩnh ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể:
Đối với Hà Tĩnh, đây là tỉnh thuộc nhóm có giá trị xuất khẩu rất thấp của cả nước. 4 tháng đầu năm 2014, Hà Tĩnh ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hơn 36,5 triệu USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, Hà Tĩnh nhập đến 541,7 triệu USD, tăng hơn 11 lần so với 4 tháng đầu 2013. Với kết quả này Hà Tĩnh chỉ đứng sau Hà Nội về vị thế tỉnh thành nhập siêu cao nhất cả nước.
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bình Dương đạt 5,2 tỷ USD, tăng 22,5%; kim ngạch nhập khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với Đồng Nai, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 23,5%; nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,1% so với 4 tháng đầu năm 2013.
So với cả nước, 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương và Đồng Nai lần lượt chiếm tỷ trọng 11,2% và 8,8%; xếp thứ 3 và 4/63. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu Bình Dương và Đồng Nai lần lượt chiếm 8,9% và 8,5% tổng kim NK cả nước, xếp thứ 4 và 5/63 tỉnh thành có giá trị NK lớn nhất.
2 tỉnh này đã đóng góp đến hơn 1,5 tỷ USD vào thặng dư thương mại cả nước, tương đương hơn 75%.
Sau những biến cố đáng tiếc, tin vui là tại Đồng Nai, Bình Dương hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI đều đã hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Đài Loan vẫn khẳng định Việt Nam là vị trí ưu tiên để đầu tư.
Được biết, tính đến ngày 20/04/2014, vốn điều lệ của khối FDI tại Bình Dương và Đồng Nai, Hà Tĩnh lần lượt đạt 6,9 tỷ USD và 8,1 tỷ USD và 3,7 tỷ USD. Tổng vốn điều lệ của khối FDI đến thời điểm nêu trên là hơn 80 tỷ USD.
Đối với Hà Tĩnh, đây là tỉnh thuộc nhóm có giá trị xuất khẩu rất thấp của cả nước. 4 tháng đầu năm 2014, Hà Tĩnh ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hơn 36,5 triệu USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, Hà Tĩnh nhập đến 541,7 triệu USD, tăng hơn 11 lần so với 4 tháng đầu 2013. Với kết quả này Hà Tĩnh chỉ đứng sau Hà Nội về vị thế tỉnh thành nhập siêu cao nhất cả nước.
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bình Dương đạt 5,2 tỷ USD, tăng 22,5%; kim ngạch nhập khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với Đồng Nai, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 23,5%; nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,1% so với 4 tháng đầu năm 2013.
So với cả nước, 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương và Đồng Nai lần lượt chiếm tỷ trọng 11,2% và 8,8%; xếp thứ 3 và 4/63. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu Bình Dương và Đồng Nai lần lượt chiếm 8,9% và 8,5% tổng kim NK cả nước, xếp thứ 4 và 5/63 tỉnh thành có giá trị NK lớn nhất.
2 tỉnh này đã đóng góp đến hơn 1,5 tỷ USD vào thặng dư thương mại cả nước, tương đương hơn 75%.
Sau những biến cố đáng tiếc, tin vui là tại Đồng Nai, Bình Dương hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI đều đã hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Đài Loan vẫn khẳng định Việt Nam là vị trí ưu tiên để đầu tư.
Được biết, tính đến ngày 20/04/2014, vốn điều lệ của khối FDI tại Bình Dương và Đồng Nai, Hà Tĩnh lần lượt đạt 6,9 tỷ USD và 8,1 tỷ USD và 3,7 tỷ USD. Tổng vốn điều lệ của khối FDI đến thời điểm nêu trên là hơn 80 tỷ USD.
Q. Nguyễn