Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép với nhiều nước
Với kết luận có hiện tượng bán phá giá vào Việt Nam từ 4 nước/vùng lãnh thổ nói trên khiến ngành sản xuất thép không gỉ trong nước “chịu thiệt hại ở mức đáng kể”.
Với kết luận có hiện tượng bán phá giá vào Việt Nam từ 4 nước/vùng lãnh thổ nói trên khiến ngành sản xuất thép không gỉ trong nước “chịu thiệt hại ở mức đáng kể”, VCA kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài với các mức thuế cụ thể như sau:
Đối với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá 6,45% sẽ áp dụng cho Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd; mức 6,99% áp cho Lianzhong Stainless Steel Corporation và mức 6,68% áp cho các công ty khác.
Đối với Indonesia, mức thuế 12,03% áp cho PT Jindal Stainless Indonesia và các nhà sản xuất khác.
Đối với Malaysia, mức thuế 14,38% dành cho Bahru Stainless Sdn. Bhd và các nhà sản xuất khác của Malaysia.
Với Đài Loan, VCA kiến nghị áp tới 30,73% đối với Yuan Long Stainless Steel Corp và 13,23% đối với Yieh United Steel Corporation và các nhà sản xuất khác.
Như vậy, so với mức thuế của nguyên đơn là Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP Inox Hòa Bình (thay mặt các nhà sản xuất thép trong nước khác) đề nghị được áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức 20% đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, mức 20,8% đối với Đài Loan, 39,9% đối với Indonesia và 16,7% đối với Malaysia trong vòng năm năm, mức thuế mà VCA đưa ra thấp hơn cùng thời hạn áp dụng ngắn hơn khá nhiều.
Thép không gỉ là mặt hàng nhập khẩu thứ ba vào Việt Nam bị kiện liên quan đến phòng vệ thương mại, nhưng là mặt hàng đầu tiên bị kiện bán phá giá tại thị trường VN kể từ khi pháp lệnh quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào VN được ban hành từ năm 2004 đến nay.
Theo TRẦN VŨ NGHI