Việt Nam có thể nằm trong nhóm 10 nền kinh tế chi phối châu Á
Đến năm 2050, “châu Á 10” dự kiến sẽ chiếm hơn 90% GDP của châu Á và hơn 75% dân số châu Á. Các nền kinh tế sẽ không chỉ thống trị châu Á.
Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng ANZ vừa công bố báo cáo với tựa đề “Caged Tiger:
The Transformation of the Asian Financial System” (tạm dịch: Sự chuyển đổi của hệ thống tài chính châu Á). Báo cáo đưa ra những nhận định khá lạc quan về nền kinh tế châu Á.
Theo ANZ, các nền kinh tế châu Á hiện đang chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế toàn cầu, tăng mạnh so với tỷ lệ 17% của 2 thập kỷ trước. ANZ dự báo bối cảnh kinh tế thế giới sẽ có bước chuyển biến lớn lao trong mấy thập kỷ tới. Đến năm 2030, châu Á sẽ đóng góp 30% tăng trưởng toàn cầu và đến năm 2050 là hơn một nửa. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp của Mỹ và châu Âu (hiện đang chiếm khoảng một nửa GDP toàn cầu) sẽ sụt giảm mạnh mẽ, xuống còn dưới 25%.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á sẽ được thống trị bởi 10 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam.
Năm 2012, 10 nền kinh tế này có GDP đạt gần 17.000 tỷ USD (chiếm 87% tổng GDP châu Á) và số dân gần 3,3 tỷ người (tương đương 70% dân số châu Á).
Theo dự báo của ANZ, đến năm 2050, 10 nền kinh tế này sẽ chiếm hơn 90% GDP và 75% dân số của châu Á. 10 nước này không chỉ dẫn đầu ở châu Á mà còn chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu và gần 50% số dân thuộc nhóm có thu nhập trung bình trên toàn thế giới.
Báo cáo của ANZ đưa ra hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát huy hết tiềm năng vốn có. 10 nước châu Á kể trên sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình 4,4% trong thập kỷ tới với Trung Quốc dẫn đầu cả về quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng. Toàn châu Á tăng trưởng trung bình 3,9%, cao hơn so với của thế giới.
Ở kịch bản này, chính phủ các nước có thể tiếp tục đi theo con đường cải cách, duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như năng suất của nền kinh tế và cam kết thực hiện tự do hóa khu vực tài chính một cách sâu rộng hơn.
Nếu châu Á có thể cải cách hệ thống tài chính thành công, trong vòng 15 năm tới, quy mô của thị trường trái phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ tăng trưởng gấp 6 lần so với hiện nay, tương đương với thị trường nợ của Mỹ. Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền cấp vốn của khu vực với thị trường nợ Trung Quốc tăng trưởng từ mức khoảng 4.000 tỷ USD trong năm 2013 lên gần 27.000 tỷ USD trong năm 2030.
Tuy nhiên, ở kịch bản thứ hai, một số nền kinh tế vốn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình do thất bại trong cải cách. Điều này gắn liền với tiến trình tự do hóa thị trường tài chính trong thập kỷ tới. Ở kịch bản này, tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn châu Á chỉ là 3,4% và châu Á đóng góp 31% sản lượng kinh tế thế giới.
The Transformation of the Asian Financial System” (tạm dịch: Sự chuyển đổi của hệ thống tài chính châu Á). Báo cáo đưa ra những nhận định khá lạc quan về nền kinh tế châu Á.
Theo ANZ, các nền kinh tế châu Á hiện đang chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế toàn cầu, tăng mạnh so với tỷ lệ 17% của 2 thập kỷ trước. ANZ dự báo bối cảnh kinh tế thế giới sẽ có bước chuyển biến lớn lao trong mấy thập kỷ tới. Đến năm 2030, châu Á sẽ đóng góp 30% tăng trưởng toàn cầu và đến năm 2050 là hơn một nửa. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp của Mỹ và châu Âu (hiện đang chiếm khoảng một nửa GDP toàn cầu) sẽ sụt giảm mạnh mẽ, xuống còn dưới 25%.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á sẽ được thống trị bởi 10 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam.
Năm 2012, 10 nền kinh tế này có GDP đạt gần 17.000 tỷ USD (chiếm 87% tổng GDP châu Á) và số dân gần 3,3 tỷ người (tương đương 70% dân số châu Á).
Theo dự báo của ANZ, đến năm 2050, 10 nền kinh tế này sẽ chiếm hơn 90% GDP và 75% dân số của châu Á. 10 nước này không chỉ dẫn đầu ở châu Á mà còn chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu và gần 50% số dân thuộc nhóm có thu nhập trung bình trên toàn thế giới.
Báo cáo của ANZ đưa ra hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát huy hết tiềm năng vốn có. 10 nước châu Á kể trên sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình 4,4% trong thập kỷ tới với Trung Quốc dẫn đầu cả về quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng. Toàn châu Á tăng trưởng trung bình 3,9%, cao hơn so với của thế giới.
Ở kịch bản này, chính phủ các nước có thể tiếp tục đi theo con đường cải cách, duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như năng suất của nền kinh tế và cam kết thực hiện tự do hóa khu vực tài chính một cách sâu rộng hơn.
Nếu châu Á có thể cải cách hệ thống tài chính thành công, trong vòng 15 năm tới, quy mô của thị trường trái phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ tăng trưởng gấp 6 lần so với hiện nay, tương đương với thị trường nợ của Mỹ. Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền cấp vốn của khu vực với thị trường nợ Trung Quốc tăng trưởng từ mức khoảng 4.000 tỷ USD trong năm 2013 lên gần 27.000 tỷ USD trong năm 2030.
Tuy nhiên, ở kịch bản thứ hai, một số nền kinh tế vốn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình do thất bại trong cải cách. Điều này gắn liền với tiến trình tự do hóa thị trường tài chính trong thập kỷ tới. Ở kịch bản này, tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn châu Á chỉ là 3,4% và châu Á đóng góp 31% sản lượng kinh tế thế giới.
Thu Hương