Việt Nam vượt Trung Quốc trong mắt doanh nghiệp Nhật
Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trong xếp hạng về tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật...
Báo điện tử Daily NNA của Nhật Bản hôm 16/10 vừa qua đã công bố một sự kiện đáng chú ý liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam, đó là Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trong một xếp hạng về tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật.
Cụ thể, Việt Nam đã ở vào vị trí số 1 trong các nước và vùng lãnh thổ được doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng nhất khi lựa chọn địa điểm sản xuất ở nước ngoài, vượt qua Trung Quốc ở vị trí thứ hai.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát do Teikoku Databank, một công ty chuyên thu thập thông tin từ các doanh nghiệp Nhật Bản tiến hành.
Theo kết quả khảo sát, 10,9% số doanh nghiệp nước này coi Việt Nam là cơ sở sản xuất quan trọng nhất tại nước ngoài trong khi tỷ lệ lựa chọn Trung Quốc là 6,9%.
Cuộc khảo sát đã được Teikoku Databank đã tiến hành trên 23 nghìn doanh nghiệp trong tháng 9 vừa qua, theo đó các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật quan tâm nhất tại Việt Nam là nội thất, may mặc, công nghệ thông tin…
Các lý do để chọn Việt Nam là chi phí, lực lượng lao động trẻ và có năng lực cao.
Cũng theo khảo sát này, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các thị trường bán hàng được doanh nghiệp Nhật chú trọng nhất, sau Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan.
Sau khi có thông tin này, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi thư thông báo cho ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trao đổi nhanh với VnEconomy về vấn đề này, ông Lộc cho rằng đây là dấu mốc rất quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, một công việc mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên giải quyết trong thời gian qua.
"Các nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua đã được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận. Những thông điệp mang tính đột phá về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được chia sẻ và đây là tín hiệu hết sức tích cực", ông Lộc nói.
Đại diện của VCCI cũng cho rằng chính niềm tin của doanh nghiệp trong nước cũng đã tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là kết quả của công cuộc cải cách thể chế mạnh mẽ trong thời gian gần đây hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn nữa, và là kết quả tổng hợp của nhiều nỗ lực từ Chính phủ.
Ông Lộc cũng nói rằng gần đây các doanh nghiệp Hàn Quốc đã bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Việt Nam, thể hiện qua việc mở rộng đầu tư của Samsung và một số nhà đầu tư khác. Nay, với ghi nhận này từ phía các doanh nghiệp Nhật, có thể nói Việt Nam đã thực sự trở thành một điểm đến quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
"Tuy nhiên, từ kết quả này, Chính phủ càng cần thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực cải cách thể chế sâu rộng hơn nữa để thu hút đầu tư. Tạo ra được niềm tin là rất quan trọng, nhưng thúc đẩy quá trình đó còn quan trọng hơn và sẽ phải là một nỗ lực lâu dài", ông Lộc nói.
Cụ thể, Việt Nam đã ở vào vị trí số 1 trong các nước và vùng lãnh thổ được doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng nhất khi lựa chọn địa điểm sản xuất ở nước ngoài, vượt qua Trung Quốc ở vị trí thứ hai.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát do Teikoku Databank, một công ty chuyên thu thập thông tin từ các doanh nghiệp Nhật Bản tiến hành.
Theo kết quả khảo sát, 10,9% số doanh nghiệp nước này coi Việt Nam là cơ sở sản xuất quan trọng nhất tại nước ngoài trong khi tỷ lệ lựa chọn Trung Quốc là 6,9%.
Cuộc khảo sát đã được Teikoku Databank đã tiến hành trên 23 nghìn doanh nghiệp trong tháng 9 vừa qua, theo đó các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật quan tâm nhất tại Việt Nam là nội thất, may mặc, công nghệ thông tin…
Các lý do để chọn Việt Nam là chi phí, lực lượng lao động trẻ và có năng lực cao.
Cũng theo khảo sát này, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các thị trường bán hàng được doanh nghiệp Nhật chú trọng nhất, sau Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan.
Sau khi có thông tin này, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi thư thông báo cho ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trao đổi nhanh với VnEconomy về vấn đề này, ông Lộc cho rằng đây là dấu mốc rất quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, một công việc mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên giải quyết trong thời gian qua.
"Các nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua đã được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận. Những thông điệp mang tính đột phá về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được chia sẻ và đây là tín hiệu hết sức tích cực", ông Lộc nói.
Đại diện của VCCI cũng cho rằng chính niềm tin của doanh nghiệp trong nước cũng đã tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là kết quả của công cuộc cải cách thể chế mạnh mẽ trong thời gian gần đây hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn nữa, và là kết quả tổng hợp của nhiều nỗ lực từ Chính phủ.
Ông Lộc cũng nói rằng gần đây các doanh nghiệp Hàn Quốc đã bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Việt Nam, thể hiện qua việc mở rộng đầu tư của Samsung và một số nhà đầu tư khác. Nay, với ghi nhận này từ phía các doanh nghiệp Nhật, có thể nói Việt Nam đã thực sự trở thành một điểm đến quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
"Tuy nhiên, từ kết quả này, Chính phủ càng cần thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực cải cách thể chế sâu rộng hơn nữa để thu hút đầu tư. Tạo ra được niềm tin là rất quan trọng, nhưng thúc đẩy quá trình đó còn quan trọng hơn và sẽ phải là một nỗ lực lâu dài", ông Lộc nói.
Theo Anh Minh