Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách “những quốc gia tốt nhất”
Đức được chọn là quốc gia tốt nhất thế giới năm 2016 với điểm số tuyệt đối 10...
- 06-02-2016Việt Nam cần thận trọng với "bẫy" lao động gia công, lắp ráp
- 06-02-2016Việt Nam ký kết TPP mở ra cơ hội cho ngành nuôi cá tra
- 04-02-2016Việt Nam phải cải thiện nhiều khi tham gia TPP
Trong danh sách “Best Countries” (tạm dịch: “Những quốc gia tốt nhất”) gồm 60 nước được công bố mới đây, Việt Nam đứng ở vị trí 32.
Đây là xếp hạng thường niên do trang US News của Mỹ phối hợp với công ty chiến lược thương hiệu BVA Consulting và trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania thực hiện. Năm nay là năm đầu tiên xếp hạng được công bố.
“Báo cáo và xếp hạng những quốc gia tốt nhất 2016 được dựa trên sự nhìn nhận của thế giới đối với các quốc gia trên phương diện một số phẩm chất của mỗi nước, những ấn tượng có tiềm năng thúc đẩy thương mại, du lịch và đầu tư, và có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế quốc gia. Có 60 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo đầu tiên này”, US News cho biết.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo đã sử dụng 65 tiêu chí để đánh giá các quốc gia được xếp hạng và các tiêu chí này được chia thành các nhóm: mức độ hấp dẫn về du lịch, các quyền của con người, ảnh hưởng văn hóa, khả năng phát kinh doanh, di sản, mức độ cởi mở với kinh doanh, đặc trưng khác biệt, sức mạnh trên trường quốc tế, và chất lượng cuộc sống.
Một cuộc khảo sát với sự tham gia của 16.000 người trên thế giới đã được thực hiện để chấm điểm các quốc gia theo tiêu chí trên.
Kết quả, Đức được chọn là quốc gia tốt nhất thế giới năm 2016 với điểm số tuyệt đối 10. Các nước còn lại trong top 5 có Canada, Anh, Mỹ và Thụy Điển.
Top 10 còn có sự góp mặt của Australia, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch.
Được 2,2 điểm, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 32/60 quốc gia được xếp hạng, sau Nam Phi và trước Philippines.
Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng gồm Singapore (15), Thái Lan (21), Malaysia (28), và Indonesia (42).
Trung Quốc đứng ở vị trí 17 trong xếp hạng.
Trong số các nhóm tiêu chí, Việt Nam đạt thứ hạng cao nhất ở tiêu chí sự khác biệt và đặc trưng (vị trí 11), tiếp theo là mức độ cởi mở với kinh doanh (21), chất lượng cuộc sống (24), di sản (26), ảnh hưởng trên trường quốc tế (29), khả năng phát triển kinh doanh (36), mức độ hấp dẫn về du lịch (36), ảnh hưởng văn hóa (45)...