MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2: Xem xét hai thủy điện nhỏ khác của Cty Bảo Long

Sau vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở Gia Lai ngày 12.6, cơ quan chức năng hối hả vào cuộc sau ấn định 10 ngày của UBND tỉnh, kết quả đã phát hiện nhiều sai phạm của nhà đầu tư.

Đồng thời, Sở Công Thương - đơn vị có vai trò chính trong việc đánh giá và cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp - cũng đang lộ dần biểu hiện quản lý lỏng lẻo từ bước đầu.

Đánh giá năng lực trên giấy

Ngày 24.6, ông Huỳnh Ngọc Tục - GĐ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai - cho biết, đoàn liên ngành do phó GĐ sở này làm trưởng đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra sai phạm tại đập thủy điện Ia Krêl 2. Hiện, đoàn đang hoàn thành biên bản dự thảo để trình lên UBND tỉnh để có ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.

“Trước mắt, chúng tôi tập trung bảo vệ hiện trường, cùng chính quyền địa phương thống kê để khắc phục hậu quả” - ông Tục cho biết. Điều đáng nói, theo ông Tục, qua kiểm tra, đoàn liên ngành đã phát hiện sai phạm của công trình từ hồ sơ thiết kế đến khâu xây dựng. Hiện, toàn bộ hồ sơ phía chủ đầu tư đã giao cho Sở Công Thương.

Trả lời PV Lao Động về việc công trình thủy điện Ia Krêl 2 là công trình đầu tiên mà Cty CP công nghiệp và thủy điện Bảo Long - Gia Lai tham gia đầu tư, khả năng kinh tế của Cty này đến thời điểm hiện tại được khai nhận là không đảm bảo; vậy trách nhiệm của Sở Công Thương trong việc đánh giá năng lực nhà đầu tư từ bước đầu như thế nào?

Ông Tục cho biết: “Sở đã có đánh giá năng lực đầu tư theo như trình bày của người ta (Cty Bảo Long), mình chỉ kiểm tra qua hồ sơ và duyệt. Bởi vì khi cấp giấy đầu tư cho đơn vị chủ đầu tư thì chỉ có cơ chế hậu kiểm, việc thi công là do chủ đầu tư chỉ định, đến khi người ta xây xong rồi thì các sở ban ngành mới kiểm tra”.

Như vậy, ngay từ bước đánh giá ban đầu, Sở Công Thương chỉ nghe chủ đầu tư tự vẽ năng lực và duyệt trên báo cáo dự án thủy điện Ia Krêl 2. Không những vậy, Cty Bảo Long còn được cấp phép xây dựng 2 dự án thủy điện nhỏ khác. Về việc này, ông Tục cho hay: “Trong tuần tới, chúng tôi sẽ làm việc lại để xác định có thu hồi (2 dự án còn lại) hay không”.

Còn nhiều thủy điện… bằng đất

Sau chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống đập thủy điện trên địa bàn tỉnh. Hiện có 7 thủy điện sử dụng đập đất, trong đó thủy điện An Khê với công suất 160MW cũng sử dụng loại đập này. Riêng thủy điện Sê San 4 và 4A sử dụng đập đá đổ bêtông bản mặt.

Mới đây, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng vừa có thông báo kết quả kiểm tra công trình thủy điện Sê San 4 và phát hiện đập chính lẫn đập tràn của thủy điện này có nước thấm qua khe nhiệt. Về vấn đề này, ông Tục cho biết: “Chúng tôi đang lập đoàn kiểm tra và có báo cáo cụ thể”.

Đồng thời, sau các sự cố vỡ đập, Sở Công Thương sẽ quản lý các công trình xây dựng theo Nghị định 15 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo đó, sẽ quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình đánh giá bước đầu cũng như quá trình xây dựng.

Theo Lê Đình Dũng

cucpth

Lao Động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên