MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Wall Street Journal: Xuất khẩu Việt Nam vẫn đột phá

Tờ báo chỉ ra kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã vượt mặt mọi nước láng giềng trong 12 tháng vừa qua (tính đến tháng 1),tăng 15% so với cùng kỳ trong khi xuất khẩu của các nước khác trong ASEAN liên tục đi lùi.

Theo đánh giá của chuyên gia từ HSBC, Việt Nam đang tận dụng được nhiều lợi thế từ tình tình chung trong khu vực.

Với chi phí nhân công ở mức thấp, Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm địa điểm sản xuất rẻ hơn Trung Quốc, nơi mức lương trung bình đang tăng nhanh.

Chất lượng dân sốtại Việt Nam đang trên đà cải thiện, tỷ lệ biết chữởmức cao so với các nước, cótiềm năng sản sinh một tầng lớp lao động có kỹ năng.

Lực cầu nội địa đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây sau khi chính sách tiền tệ được thắt chặt nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát đã vượt mốc 20%. Điều này nâng tầm quan trọng của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, các khoản đầu tư mạnh tay của Intel, Samsung và nhiều tập đoàn khác đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu.

Việt Nam hiệnđang hưởng lợi từ hai xu hướng trong sản xuất đồ điện tử, một là lực cầu yếu tại Mỹ và châu Âu, nhưng hoạt động kinh doanh đồ điện tử lại phát triển ở Trung Quốc dù nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu chững lại, bà Devika Mehndiratta, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng ANZ nhận định.

Xu hướng thứ hai đến từ Mỹ- nơi kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện tử nói chung gần như không đổi trong năm 2013, còn thiết bịviễn thông làvẫn là phân khúc có tăng trưởng. Lĩnh vực thiết bịmáy móc lại là thế mạnh của Việt Nam.

Thịtrường Mỹ chiếm 14% tổng thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam, chỉ đứng sau châu Âu, mức lớn nhất so với các quốc gia châu Á khác.

“Việt Nam đang gặp thời đối với phân khúc đồ điện tử. Trong 5, 6 năm qua, nền công nghiệp này đã đi từ con số 0 phát triển lên mạnh mẽ”, bà Mehndiratta nhận xét.

Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng điện tử tăng gần 68% trong năm 2012 và35% trong năm 2013. Xuất khẩu điện thoại tăng lần lượt 85% và67% trong 2 năm.

Tuy nhiên, để duy trì được tỷ lệ này là một nhiệm vụ khó khăn, và trước mắt Việt Nam cần phải vượt qua được các thách thức như giải quyết nợ xấu trong ngành ngân hàng, một công việc sẽ tốn nhiều năm để hoàn thành. Kiểm soát lạm phát cũng là một mục tiêu tối quan trọng.

Tuy vậy, Wall Street Journal vẫn dựđoán Việt Nam sẽ chiếm được thị phần xuất khẩu lớn hơn khi các nhà sản xuất thúc đẩy việc tìm kiếm địa điểm sản xuất thay cho Trung Quốc.

Báo cáo chỉ số nhà quản trịmua hàng PMI của HSBC cho thấy sản lượng công nghiệp tăng lên trong khi hàng tồn kho ởmức thấp. HSBC dựbáo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2014.

Theo Vũ Trọng


cucpth

Theo Wall Street Journal/Chinhphu.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên