WB gợi ý Việt Nam tăng lãi suất tiền đồng
Dự báo kinh tế cho khu vực Đông Á được Ngân hàng Thế giới nâng lên mức 8,7% trong năm nay, so với con số ước tính 7,8% đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Ngân hàng Thế
giới (WB) khuyên Việt Nam nâng lãi suất tiền đồng, vừa
để giảm sức ép giảm phát, vừa có lợi cho việc huy
động vốn và giảm sức ép ngoại tệ. Các chuyên gia từ
WB nhấn mạnh Việt Nam cần tăng lãi suất vì đây là một
mũi tên trúng hai đích.
Trước hết, tăng lãi suất làm nguội sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, động thái này cũng có hiệu ứng đối với các dòng vốn tài chính, kéo dòng vốn quay lại. Những người dân đang nắm giữ USD sẽ chuyển sang gửi tiền đồng, giảm sức ép ngoại tệ.
Ý kiến của WB đưa ra trong buổi công bố báo cáo cập về tình hình kinh tế Đông Á Thái Bình Dương tại Hà Nội sáng nay. Trong khi đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực bình ổn lãi suất huy động cũng như cho vay theo hướng giảm dần để hỗ trợ vốn cho nền kinh tế.
"Chính phủ không muốn nâng lãi suất cơ bản, nhưng định hướng chính sách có lợi cho tăng trưởng có thể sẽ bị chậm lại nếu lạm phát quay lại và tình hình sẽ trở nên bất ổn hơn trong những tháng tiếp theo", Ngân hàng Thế giới nhận xét.
Trên thực tế,
sự quay lại của lạm phát đã bộc lộ những dấu hiệu
rõ rang, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh
nguyên nhân có tính chất chu kỳ của Tết Nguyên Đán,
giá nguyên liệu quốc tế tăng cao, việc phá giá tiền
đồng, giá xăng dầu tăng... đều là những nhân tố kích
thích lạm phát.
Áp lực có thể thấy rõ hơn trên thị
trường tài sản, với chỉ số chứng khoán đi lên trong
nhiều tháng liên tiếp, thị trường nhà đất tăng nhiệt.
"Với nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi tốt hơn nhiều so với 2009, sắp đến lúc Việt Nam cần rút dần càng biện pháp kích thích kinh tế của mình", WB nhấn mạnh.
Ông Vikram Nehru,
Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Đông Á nhận xét: "Mới
qua hai tháng đầu năm 2010 mà sức ép lạm phát của Việt
Nam khiến người ta phải quan ngại".
Nếu lãi suất tiền đồng không được nâng lên và tương đương với tốc độ tăng giá, thì các nhà đầu tư, xuất khẩu sẽ không muốn rút ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là tỷ giá trên thị trường chợ đen vẫn sẽ vượt ngoài biên độ chính thức.
Tuy nhiên, các
chuyên gia WB nhất trí rằng những thành tích mà Việt Nam
đã đạt được là khả quan, với tăng trưởng kinh tế
quý một năm nay đạt 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông
Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam nhận
định Việt Nam đã làm tốt hơn mức kỳ vọng ở một
số lĩnh vực.
Kịch bản kinh tế năm nay, theo dự báo của các chuyên gia thế giới, sẽ ngày càng tốt hơn về cuối năm. Dự báo cho tăng trưởng kinh tế 2010 vẫn được WB giữ nguyên ở mức 6,5%. "Đây không phải là nhiệm vụ hoàn toàn có thể đạt được đối với Việt Nam", ông Martin Rama nhận xét.
Việt Nam cho đến
nay vẫn là nước có thu nhập thấp. Để chuẩn bị cho
quá trình tiến lên thành nước có mức thu nhập trung
bình, Việt Nam cần làm tốt những bước cải cách như
cải cách quan hệ đối tác công tư, cải cách trong quản
trị Nhà nước, quản trị doanh nghiệp.
Trong lúc đó, dự báo kinh tế cho khu vực Đông Á được Ngân hàng Thế giới nâng lên mức 8,7% trong năm nay, so với con số ước tính 7,8% đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. 2009 là năm Đông Á đi chậm lại, với tốc độ chỉ còn 7% sau khi tăng trưởng 8,5% hồi 2008.
Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc cho đến nay tiếp tục là đầu tàu trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, ngay cả với Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu thời gian vừa rồi vẫn chưa đạt mức kỳ vọng.
"Trong ngắn hạn, các quốc gia Đông Á sẽ phải chấp nhận một thực tế là xuất khẩu sẽ đi lên với tốc độ chậm hơn trước", ông Vikram Nehru, chuyên gia WB phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận xét. Mặc dù vậy, nếu duy trì gói kích thích kinh tế quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng khu vực.
Theo
Thanh Bình
Vnexpress