MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xây đường sắt khổ 1m: 'Không thể làm lôm côm'

Phải xóa bỏ ngay tư tưởng nông dân, tầm nhìn tủn mủn. Đó chỉ là tư tưởng phù hợp với tiêu dùng còn đầu tư là phải có quyết tâm lớn.

Xóa bỏ tư tưởng nông dân

Đề xuất xây tuyến đường sắt khổ 1m, chạy song song với tuyến đường sắt Bắc - Nam đã gặp phải phản ứng gay gắt từ dư luận.

ĐBQHTrần Du Lịch thẳng thắn, "Tôi không thể tưởng tượng được ngành đường sắt sẽ ra cái gì nếubây giờ làm thêm một tuyến đường sắt 1m nữa. Bất kể phương án nào với tuyến đường sắt1m hiện tại tôi cho cũng không nên đặt ra.

Bởi tuyến đường sắt cũ đã được làm từ cách đây cả 100 năm, từ đầu thế kỷ trước, khổ rộng hẹp, không tăng tốc độ được, không đảm bảo an toàn, rung lắc rất nguy hiểm".

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, thật không thể tưởng tượng được nếu cứ giữ nguyên tuyến đường sắt cũ, khổ 1m thì sẽ đi đến hiện đại hóa kiểu gì. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới áp lực, gây quá tải với ngành đườgg bộ, hàng không.

Vị đại biểu này chia sẻ, quan điểm của ông đã thể hiện rõ ngay từ đầu kỳ họp, theo đó ông đã đề nghị trước Quốc hội, yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT phải đặt một quyết tâm chính trị với ngành đường sắt. Tức là, xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1.435m, tốc độ từ 150-200km/h.

Bên cạnh đó, cũng phải tính toán làm từng đoạn, làm sao để đến năm 2025, sẽ hoàn thành nối thông giữa Hà Nội- Sài Gòn.

"Không thể làm lôm côm, cần phải có tính toán làm sao để sáng ngủ từ Hà Nội, tối đến được Sài Gòn", ông Lịch nói.

Ông lấy một ví dụ,trước đây chính ông cũng phản ứng việc mở rộng nhiều sân bay, đường QL1A. Ông cho rằng phải làm đường cao tốc Bắc - Nam vừa đảm bảo nhu cầu đi lại, vừa tránh bị phân tán nguồn lực.

"Chúng ta đầu tư phải xác định rõ mục tiêu. Xóa bỏ ngay tư tưởng nông dân, liệu cơm gắp mắm. Đó chỉ là tư tưởng phù hợp với hàng tiêu dùng còn đầu tư là phải có quyết tâm lớn.

Đầu tư mà liệu cơm gắp mắm chỉ dẫn tớiquy hoạch tủn mủn như chúng ta hiện nay, không cái nào ra cái nào cả", vị đại biểu này nêu.

Trước thách thức về kinh tế, nguồn vốn, đại biểu Trần Du Lịch cho biết,Việt Nam nên nhìn từ Hàn Quốc.

Theo ông, từ những năm 50-60 Hàn Quốc rất nghèo, nhưng họ đã đặt quyết tâm phải làm đường cao tốc Seoul Doosun và họ đã làm được.

"Vấn đề của chúng ta là phải có tầm nhìn chiến lược, có mục tiêu, không thể làm tùm lum, phải dồn nguồn lực lại, phải đặt quyết tâm chính trị", ông cho biết, chắc chắn sẽ có những khó khăn nhưng không phải chúng ta không làm được.

Xây đường sắt khổ 1m:Hãy có bài toán hợp lý!

Với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu giao thông của nhiều quốc gia trên thế giới, TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho rằng:

"Phương án tốt nhất là nâng cao đường cũ lên khổ 1.435 làm thành đường đôi, không nên xây dựng đường 1m song song với đường cũ vì nó lạc hậu".

Theo ông Thủy, xây thêm tuyến 1m, tốn kém nhiều mà không thay đổi được bao nhiêu chất lượng hoạt động thì điều đó là không cần thiết. Ông cho biết hiện nay, các nhà lãnh đạo muốn xây dựng đường sắt tạm bợ, để hi vọng sẽ sớm có đường sắt siêu cao tốc.

Thế nhưng, ông cho rằng tất cả mới chỉ là ảo tưởng, nên phương án tốt nhất là nâng cao đường cũ lên 1.435 làm thành đường đôi. Một là, không nên xây dựng đường 1m song song với đường cũ vì nó lạc hậu, không nâng cao hiệu quả đáng kể, không theo kịp sự phát triển chung của đất nước.

Hai là phương án tối ưu nền đường sắt cũ nâng cấp từ 1m đến 1.435, nâng đường đôi, cải tạo hệ thống đầu máy toa xe, cải tạo lại cầu đường hệ thống thông tin tín hiệu, trong 5-7 năm cải tạo hệ thống đường sắt, nâng từ 50 km/h lên 120-150km/h, hiệu quả tăng 5-10 lần hiện nay, giảm đáng kể chi phí.

Nếu thực hiện xây đường sắt khổ 1.435 thì có thể sẽ tốn 12-15 tỷ USD trong vòng 10-15 năm, phân thành nhiều kỳ nhỏ, mỗi năm đầu tư 1 tỷ thì có thể sẽ làm được.

Tuy nhiên, khi làm tốt thì sẽ nâng cao năng lực vận tải hàng hóa và hành khách từ 5-10 lần, lúc đó rõ ràng giảm vận chuyện đường bộ, bớt xe tải trọng lớn, chuyển lên bằng đường sắt, mạng lưới liên thông ngày càng tốt. Hơn thế, hành khách đi đường sắt vừa an toàn, thuận lợi, nếu làm được thì nâng cao năng lực hiệu quả, ngành GT giải quyết nhiều vấn đề kể cả an toàn, hay ùn tắc.

Ông đặt ngược lạicâu hỏi, tuyến đường 1m hiện tại chưa phát huy được hiệu quả mà giờ lại xây thêm 1 đường 1m nữa, liệu có nên không? Vấn đề của ngành đường sắt hiện nay đang trong tình trạng, vừa quá tải, vừa không quá tải. Tại sao vậy?

Thực tế, hiện nay đường sắt chưa đáp ứng nhu cầu của XH vì vận chuyển bằng đường sắt chỉ đảm bảo 2 -5 % nhu cầu vận tải của đất nước.

Đường bộ, đường sông, đường biển vận chuyển đến 95% hàng hóa, còn đường sắt chỉ 5%, nó chưa tận dụng được thế mạnh, do con người quản lý kém, hệ thống vận tải lạc hậu.

Theo ông Thủy, đó là do tiêu cực của ngành đường sắt, nên chưa sử dụng hết năng lực của mình, làm việc thì chểnh mảng, cơ chế không hợp lý, nâng giá cước vận tải một cách tùy tiện, các việc bố trí tàu chạy, lịch trình chưa hợp lý nên năng lực chưa được sử dụng hết.

>>>

Theo Hiếu Lam - Thanh Huyền

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên