MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vi phạm trong xây dựng, tỷ lệ khắc phục hậu quả là... 0%

20-12-2018 - 15:50 PM | Bất động sản

Thành phố có 283 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tháo dỡ công trình vi phạm) nhưng chưa có quyết định nào được thực hiện.

UBND thành phố Cần Thơ vừa có báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trong lĩnh vực xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn. Theo đó, tỷ lệ chấp hành và thi hành xong quyết định xử phạt VPHC là rất thấp (dưới 50%). Trong đó, tỷ lệ áp dụng hình thức khắc phục hậu quả là 0% (chưa có trường hợp nào được thực hiện trong năm 2018).

Vi phạm trong xây dựng, tỷ lệ khắc phục hậu quả là... 0% - Ảnh 1.

Một công trình lấn sông tại Cần Thơ.


Cụ thể, tổng số hồ sơ xử lý vi phạm tại Sở Xây dựng, UBND quận Ninh Kiều, UBND huyện Cờ Đỏ là 352 quyết định. Trong đó, có 283 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tháo dỡ công trình vi phạm). Đến nay, các quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa được thực hiện. Hiện thành phố đang chấn chỉnh vấn đề này.

Theo đánh giá, trình tự thủ tục, thời hạn, thời hiệu xử lý đảm bảo theo quy định. Việc xác định hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm, việc áp dụng pháp luật đảm bảo đúng quy định về XLVPHC. Việc xử lý được cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành và đồng thuận cao...

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, như có trường hợp quyết định của Chánh Thanh tra Sở ký nhưng lại giao cho UBND phường tổ chức thực hiện là không đúng về thẩm quyền và phân cấp trong quản lý hành chính...

Đa số cơ quan, đơn vị được kiểm tra cho thấy biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị rất hạn chế, nhất là các địa bàn trung tâm, việc vi phạm trong xây dựng rất thường xuyên và người vi phạm luôn đối phó với cơ quan chức năng trong quá trình xử lý.

Trong khi lực lượng chức năng hiện nay khá ‘mỏng’, kể cả cấp thành phố, huyện, xã, phần lớn chưa được tập huấn một cách bài bản, chuyên sâu về XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng.

Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và Thông tư 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng, đối với công trình đang thi công thì không phân biệt trường hợp đủ điều kiện cấp phép hay không đủ điều kiện cấp phép, đều quy định trong thời hạn 60 ngày tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, nếu quá 60 ngày mà không có giấy phép xây dựng hoặc không điều chỉnh giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

Theo UBND thành phố Cần Thơ, quy định này không thật sự phù hợp với thực tế vì nhiều trường hợp vi phạm khi lập biên bản VPHC, người có thẩm quyền xử phạt đã biết trường hợp này không thể cấp phép nên việc quy định thời hạn 60 ngày để xin phép xây dựng là không cần thiết và gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm, thời gian càng dài thì sẽ phát sinh thêm vi phạm và khi cưỡng chế sẽ gây thiệt và lãng phí lớn.

Theo Cảnh Kỳ

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên