Vì sao bạn tiết kiệm nhưng vẫn mãi nghèo: 5 sai lầm ai cũng từng mắc mà không biết
Trong lúc những người xung quanh đang dần ổn định về tài chính, bạn vẫn túng thiếu dù đã cố tiết kiệm mà không hiểu vì sao.
- 08-03-20224 bài học từ người phụ nữ giàu nhất lịch sử phố Wall: Tiết kiệm đến... keo kiệt, càng nhiều tiền lại càng thận trọng
- 06-03-20225 thói quen đơn giản về tiền bạc giúp bạn tiết kiệm một cách dễ dàng mà cuộc sống vẫn thoải mái, hạnh phúc
- 05-03-20223 mẹo tài chính đắt giá giúp cặp đôi trẻ trở thành triệu phú tự thân năm 20 tuổi: Mua bao nhiêu thì tiết kiệm và đầu tư bấy nhiêu
Có nhiều người làm việc không ngừng nghỉ, luôn quyết tâm dành dụm và chi tiêu hạn chế, "không mua bất cứ thứ gì" nhưng lại chẳng có được khoản tiết kiệm nào. Có phải do thu nhập thấp, làm lụng mãi cũng chỉ đủ tiêu nên không dư?
Thật ra hầu hết mọi người đều biết cách tiêu tiền nhưng hiếm người biết cách tiết kiệm sao cho đúng. Họ dè sẻn, cố gắng tích lũy một khoản tiền nhưng song song với đó, họ lại mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khác bào mòn tiền bạc nhanh chóng. Thành quả tiết kiệm cũng theo đó mà tan biến, chẳng còn đồng nào.
Dưới đây là 5 sai lầm khiến bạn tiết kiệm ngày này qua tháng nọ nhưng vẫn không có dư.
1. Chi tiêu không có kế hoạch
Lên kế hoạch ngân sách được phép chi mỗi tháng giúp bạn biết chính xác mức độ thu - chi thu nhập của bạn như thế nào. Nếu chi tiêu mà không hoạch định ngân sách, bạn sẽ dễ mua sắm những thứ không cần thiết, chi tiền lãng phí gây bất lợi nghiêm trọng khi cố gắng tiết kiệm tiền.Lập ngân sách cho phép bạn kiểm soát từng xu để khoản tiết kiệm của bạn không thiếu.
2. Không có mục tiêu cụ thể
Bạn bắt đầu tiết kiệm vì lý do gì? Mua nhà, mua xe, đi du lịch, đầu tư hay học hỏi phát triển bản thân? Không có một mục tiêu cụ thể cho việc tiết kiệm, cũng như đá bóng mà không có khung thành, sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu hay có kết quả được.
Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về mục tiêu của bản thân. Bạn càng cụ thể về những gì bạn muốn làm thì việc lập kế hoạch để đạt được điều đó càng dễ dàng.
3. Không có quỹ khẩn cấp
Cuộc sống là một quá trình đầy bất ngờ và không nói trước được gì. Nếu không có một khoản backup cho các tình huống, bạn sẽ dễ rơi vào khủng hoảng tài chính cá nhân khi số tiền cần nhiều hơn thu nhập, phải vay mượn khắp nơi. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên số tiền tiết kiệm của bạn.
Quỹ khẩn cấp không chỉ giúp bạn có khoản dư xoay xở các tình huống bất ngờ mà còn là lằn ranh ngăn cách bạn sử dụng tiền tiết kiệm cho việc chi tiêu hằng ngày. Hãy bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp khoảng 3-6 tháng lương trước khi tiết kiệm tiền bạc.
4. Nợ
Nhiều người vẫn nói bạn có thể tiết kiệm trong khi đang nợ nần. Điều đó vẫn đúng nếu khoản vay của bạn không lớn, được trả dần - giảm lãi theo tháng. Còn nếu bạn đang có những khoản nợ khổng lồ, ngấp nghé hơn 30% thu nhập cá nhân thì tiền lãi mà bạn trả có khi còn cao hơn tiền tiết kiệm.
Trong tình huống này, thay vì "cố đấm ăn xôi", tiết kiệm cho bằng được bạn hãy cố gắng đảm bảo quỹ khẩn cấp của mình trước và tập trung vào giải quyết khoản nợ của bản thân.
5. Nói nhưng không làm
Bạn liên tục hô hào mình sẽ tiết kiệm, sẽ chi tiêu hạn chế để dư dả chút ít tiền, nhưng cứ cuối tháng, bạn lại đương đầu với một khoản nợ nần từ các hóa đơn tiền điện, nước, thẻ tín dụng,.. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn đang chỉ nói song lại thiếu các hành động cụ thể.
Để giải quyết vấn đề này, hãy lên kế hoạch chi tiết các khoản chi thiết yếu - sử dụng các app, tài khoản liên kết để thanh toán tự động mỗi tháng. Với cách này, bạn chỉ cần thực hiện hành động một lần duy nhất cho kế hoạch tài chính dài hạn.
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc