MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao các phi công không bao giờ để râu? Lí do liên quan đến sinh tử của cả phi hành đoàn

14-06-2024 - 10:32 AM | Sống

Vì sao các phi công không bao giờ để râu? Lí do liên quan đến sinh tử của cả phi hành đoàn

Trong đời thực, chúng ta hiếm thấy phi công để râu, đặc biệt là khi họ đang thực hiện nhiệm vụ. Lý do đằng sau quy tắc bất thành văn này không chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ hay thời trang.

Nếu bạn đã từng sử dụng dịch vụ hàng không, bạn sẽ nhận thấy mỗi chuyến bay đều được thực hiện dựa trên hàng loạt những quy tắc nghiêm ngặt và đôi khi có phần kỳ quặc. Tuy nhiên những nguyên tắc này luôn có những nguyên lý đằng sau nó và việc đào sâu tìm hiểu về những nguyên tắc này luôn hứa hẹn một nguyên lý thú vị ẩn sau nó. Trong số đó, đáng ngạc nhiên hơn cả chính là quy định phi công không được để râu rậm.

Quy định của các hãng hàng không


photo-1718335028721

 

Tất nhiên, các quy tắc và quy định đối với tổ bay sẽ có một số khác biệt giữa các công ty, nhưng có một số quy định an toàn nhất định mà phần lớn các hãng hàng không phải tuân theo, trong đó có quy định không cho các phi công để râu.

Quy định này được ghi rõ chi tiết trong các tài liệu hướng dẫn hoặc sổ tay vận hành tiêu chuẩn (Operations Manual) của các hãng hàng không.

Khi được phỏng vấn, người phát ngôn của American Airlines, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới, xác nhận: "Chúng tôi không cho phép phi công có râu thực hiện điều khiển chuyến bay."

Nhưng tại sao?

Hóa ra, đây không phải là về vấn đề thời trang. Trên thực tế, một bộ râu bờm xờm có thể là yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề sinh tử của toàn bộ hành khách có mặt trên chuyến bay.

Cạo râu cho an toàn!

Người phát ngôn của American Airlines tiếp tục: "Quy định này thực chất muốn hướng đến sự an toàn. An toàn của hành khách cũng như nhân viên là điều quan trọng nhất, là mối bận tâm hàng đầu của ngành chúng tôi."

Có thể bạn đã biết về các tình huống khẩn cấp trên máy bay, như khi gặp sự cố, cabin bị giảm áp suất, sẽ có những chiếc mặt nạ dưỡng khí sẽ rơi từ trần máy bay xuống giúp hành khách ứng phó với tình trạng mất áp suất không khí trong cabin. Chiếc mặt nạ này cũng có chức năng tương tự đối với phi công.

Vấn đề là bộ râu rậm rạp có thể cộm lên làm chiếc mặt nạ không ôm khít vào mặt người dùng.

Nếu bạn là một hành khách với bộ râu xồm xoàm, dù hơi khó khăn và bất tiện, bạn có thể giữ nó cố định nó bằng tay. Nhưng đối với phi công, người phải sử dụng cả hai tay để điều khiển máy bay, chưa kể là cần mau chóng đối phó với tình huống khẩn cấp, đây lại là một câu chuyện khác.

Các chuyên gia giải thích: "Những người có râu có thể bị thiếu hụt oxy sau khi giảm áp suất, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các mức độ khác nhau với các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, khó thở, tệ hơn có thể bị mất ý thức."

Vì sao các phi công không bao giờ để râu? Lí do liên quan đến sinh tử của cả phi hành đoàn- Ảnh 2.

Vẫn có một số tổ chức không trực tiếp đề cập đến yêu cầu này. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, Cục Hàng không Liên bang (FAA) không có quy định cụ thể cấm phi công để râu, nhưng yêu cầu rằng mọi phi công phải có khả năng đeo mặt nạ dưỡng khí một cách hiệu quả, điều mà râu dày hoặc rậm có thể cản trở. Chính vì vậy, việc cạo râu luôn luôn được phi côngcủa tất cả mọi cơ sở hàng không trên toàn thế giới tuân thủ.

Dữ liệu chứng minh

Năm 1987, một thử nghiệm đánh giá an toàn đã được thực hiện nhằm khảo nghiệm các phi công và đánh giá xem liệu hiệu suất của họ có bị ảnh hưởng khi để râu hay không.

Kết quả cho thấy: "Ba loại mặt nạ dưỡng khí phổ biến dành cho phi hành đoàn được TSO phê duyệt được trang bị bộ điều chỉnh gắn trên mặt nạ đã được thử nghiệm để xác định xem liệu sự suy giảm hiệu suất có xảy ra do sự hiện diện của lông mặt hay không.

Dữ liệu thu được từ các thử nghiệm này chỉ ra rằng sự suy giảm hiệu suất xảy ra khi có lông trên khuôn mặt dọc theo bề mặt bịt kín của mặt nạ dưỡng khí của phi hành đoàn.

Mức giảm này tỷ lệ thuận với số lượng lông trên khuôn mặt, loại mặt nạ được đeo, hệ thống treo liên quan đến mặt nạ và mức độ tổn hại thể chất mà cá nhân đó phải chịu."

Trào lưu "săn phi công" đang khiến giới trẻ phát cuồng: Làm sao để không ảnh hưởng đến công việc của người khác?

PV

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên