Vì sao chim hoàng yến thường được mang vào bên trong các mỏ than?
Trước khi có sự ra đời của các cảm biến điện tử, chim hoàng yến thường được các công nhân mang theo bên mình khi tiến vào mỏ than.
- 09-12-20223 tầng tâm thái quyết định thành bại: tâm thái gà nhà, tâm thái chim ưng, tâm thái đại bàng - Bạn thuộc loại nào?
- 21-11-2022Chú chim 'chạy marathon' trên trời trong 11 ngày liên tục, bay hơn 13.500km
- 10-11-2022Công việc kỳ lạ ở vùng đất lạnh nhất thế giới: Đếm chim cánh cụt mỗi ngày nhưng phải vượt qua 6.000 ứng viên mới được chọn, thù lao tới 2.300 USD/tháng
Chim hoàng yến đã từng được sử dụng phổ biến trong các mỏ than như một hệ thống cảnh báo sớm về rò rỉ khí nguy hiểm. Những con chim sẽ được công nhân mang theo bên mình khi đào mỏ. Nếu chúng có dấu hiệu suy giảm sức khỏe hoặc chết, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc trong mỏ đang có khí độc hại và họ sẽ phải sơ tán ra bên ngoài ngay lập tức.
Nếu một con chim hoàng yến được đưa xuống mỏ than có các dấu hiệu bất thường như kích động, bất tỉnh, thợ mỏ sẽ đặt nó vào bên trong thiết bị này, đóng cửa lại và vặn một van ở cuối bình oxy đen, sau đó những con chim hoàng yến sẽ dần dần khỏe mạnh trở lại.
Theo Forbes, việc sử dụng chim hoàng yến trong các mỏ than bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, khi chúng ta biết được rằng loài chim này nhạy cảm hơn con người gấp nhiều lần khi tiếp xúc với các khí độc hại như carbon monoxide.
Những người thợ mỏ bắt đầu mang theo những con chim bên mình, và chúng nhanh chóng trở thành "tấm bùa hộ mệnh" cho các thợ mỏ - khi chim hoàng yến có những dấu hiệu bất thường, những người thợ mỏ sẽ ngay lập tức sơ tán để bảo toàn tính mạng.
Sau khi ra được bên ngoài, nếu con chim hoàng yến đó vẫn chưa chết, những người khai thác mỏ sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt gọi là "máy hồi sức chim hoàng yến" để cứu chúng.
Đó là một thiết bị cầm tay nhỏ gọn có cửa hình tròn và kín để ngăn chim hoàng yến trốn thoát. Nếu con chim có dấu hiệu ngộ độc khí carbon monoxide, cửa sẽ được đóng lại và oxy từ bình chứa phía trên sẽ được xả vào bên trong để hồi sinh con chim.
Trong thế kỷ 20, những người thợ mỏ đã mách nhau việc đưa chim hoàng yến vào các mỏ than. Lý do cho điều này rất đơn giản: loài chim nhạy cảm với khí độc hơn con người. Vì vậy, trong trường hợp có gì đó không ổn trong mỏ, những người thợ mỏ sẽ biết ngay lập tức bằng phản ứng của con chim.
Việc sử dụng chim hoàng yến trong các mỏ than diễn ra phổ biến cho đến cuối thế kỷ 20, khi những tiến bộ công nghệ giúp phát hiện rò rỉ khí bằng cảm biến điện tử ra đời.
Đến năm 1986, việc sử dụng chim hoàng yến trong các mỏ than ở Anh gần như đã trở nên lỗi thời, và chỉ còn khoảng 200 con được đưa vào mỏ trong khoảng thời gian này.
Mặc dù thực tế là các máy dò kỹ thuật số dần nên rẻ hơn và hiệu quả hơn trong việc phát hiện rò rỉ khí gas, nhưng một số thợ mỏ vẫn cảm thấy rằng những chú chim mang lại cảm giác đáng tin cậy và thoải mái hơn các thiết bị công nghệ.
Một bài báo năm 1986 viết rằng: "Chúng đã ăn sâu vào văn hóa của những người thợ mỏ, họ thường huýt sáo với những con chim hoàng yến và dỗ dành chúng khi chúng làm việc, coi chúng như thú cưng".
Nếu phát hiện các loại khí độc, chim hoàng yến sẽ ngừng hót, báo hiệu cho những người thợ mỏ rời khỏi đường hầm ngay lập tức. Nếu gặp phải nồng độ cao, chim hoàng yến có thể thiệt mạng. Ngày nay thành ngữ "canary in a coal mine" (chim hoàng yến trong mỏ than) còn dùng để chỉ những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Mặc dù việc sử dụng chim hoàng yến trong các mỏ than ngày nay đã không còn phổ biến, nhưng vào thời điểm đó, nó được coi là một biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ tính mạng của những người thợ mỏ.
Điều đáng chú ý là việc sử dụng chim hoàng yến trong các mỏ than hiện đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia và thay vào đó, các cảm biến điện tử được sử dụng để phát hiện các loại khí nguy hiểm.
Chim hoàng yến có tên khoa học là Serinus canaria domestica, tên tiếng Anh thường gọi là canary. Đây là loài chim được con người thuần hóa từ loài hoang dã, có nguồn gốc tại quần đảo Canary.
Chúng được phát hiện lần đầu là vào thế kỷ 17, khi mà một toán thủy thủ người Tây Ban Nha đi chinh phục các quần đảo xung quanh đảo Canary.
Những chú chim hoàng yến đầu tiên đã theo chân những người thủy thủ đó đến đất liền và được bán trong các cửa hàng thú cảnh. Nhờ đó mà chúng được nhiều người biết đến và ưa chuộng như hiện nay.
Các thợ mỏ ở các nước phương Tây trước kia có thói quen mang một lồng chim hoàng yến (canary) xuống hầm mỏ. Khi lượng khí độc trong hầm vượt quá nồng độ an toàn thì con chim hoàng yến sẽ chết trước, giúp thợ mỏ nhận ra nguy hiểm và kịp thời rút ra khỏi hầm. Theo đó câu thành ngữ "chim hoàng yến trong mỏ than" cũng được ra đời, dùng để chỉ các dấu hiệu cảnh báo sớm về những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào đó đang ở phía trước.
Phụ nữ Việt Nam