Vì sao có những người đi làm 2 năm đã thành công, còn bạn 5,10 năm rồi vẫn tầm thường?
Có những người làm việc trong lĩnh vực của mình đã 5 năm, kinh nghiệm đầy mình, nhưng lại chẳng thể có được thành công. Vậy, thứ quyết định thành công của một người có thể là gì? Vì sao có những việc, phần lớn mọi người đều không thể hoàn thành được nhưng lại có những người chẳng tốn chút công sức nào là đã có thể làm xong.
- 23-08-2020Người đàn ông vừa nghe 1 tiếng chiêng kêu đã lăn ra chết, căn nguyên phía sau khiến nhiều người giật mình
- 23-08-2020Nếu không thay đổi 6 thói quen vô thức này, sự bất an sẽ đeo bám bạn suốt cuộc đời: Suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên chỉ trích người khác đang "mài mòn" sự tự tin của chính bạn
- 23-08-2020Lần đầu tiên lọt vào chung kết Champions League, PSG ra mắt 50 phiên bản poster đặc biệt để kỷ niệm khoảnh khắc lịch sử này
Có lẽ bên cạnh chúng ta đều có người như này, họ rất nỗ lực, họ dùng một khoảng thời gian vô cùng ngắn để đi hoàn thành ước mơ của mình, nhưng cũng có những người, họ cũng nỗ lực, họ cũng chăm chỉ phấn đấu, bất kể là trong công việc hay học tập, họ đều vất vả hơn người khác gấp mấy lần, nhưng lại vẫn chưa thể thành công.
Nghiên cứu tâm lý học phát hiện ra: nhân tố mấu chốt quyết định một người thành công hay không thành công, không phải là thiên phú hay cái gọi là kinh nghiệm công việc, mà là mức độ "rèn dũa có chủ ý".
Cái gọi là "rèn dũa có chủ ý", ý chỉ một người vì muốn đạt được mục tiêu nào đó mà luyện tập, mài dũa một cách có chủ ý, nó đòi hỏi một người phải thay đổi thói quen thường ngày của mình, rời khỏi khu vực thoải mái, an toàn, không ngừng tìm tòi các phương pháp luyện tập và cải thiện bản thân.
Có những người làm việc 5 năm, kinh nghiệm làm việc phong phú, nhưng họ đều có một điểm chung, đó là phần lớn họ đều dùng phần lớn thời gian của mình đi lặp lại một công việc mỗi ngày, thời gian học tập có chủ ý hoặc làm một công việc gì đó mà họ chưa từng làm mỗi ngày có khi còn chưa tới 1 tiếng đồng hồ.
Có những người mới làm việc 2 năm, dường như cái gì cũng không biết, kinh nghiệm việc làm cũng không phong phú, nhưng họ sẵn sàng dành phần lớn thời gian ra để tìm tòi, học hỏi, không ngừng thử thách bản thân, không ngừng nâng cao trình độ hoàn thành công việc, một ngày họ có thể chỉ làm việc 5 tiếng, nhưng sẵn sàng dành ra 10 tiếng để "rèn dũa có chủ ý".
Đó cũng chính là lý do vì sao một người dù chỉ có 2 năm kinh nghiệm lại thành công hơn những người đã đi làm những 5 năm.
Chúng ta nên "rèn dũa có chủ ý" bằng cách nào?
Thứ nhất: Tránh "tự động hoàn thành"
Trong công việc, chúng ta cần thường xuyên hỏi mình, công việc ngày hôm nay, là bạn có ý thức nhắc nhở mình đi làm, hay là hoàn thành như một cái máy theo thói quen? Nhiều khi, khi làm một công việc nào đó lâu rồi, hình thành nên thói quen rồi, bạn trở nên tê liệt, thậm chí còn quên mất rằng vì sao mình phải làm điều này, tự động hoàn thành như một cái máy. Để xuất hiện tình trạng như này, thực ra là đang rất nguy hiểm, bởi lẽ bạn đã quên mất rằng mình cần phải thay đổi.
Một người thành công, không bao giờ cho phép mình rơi vào trạng thái "tự động hoàn thành" như vậy, họ sẽ không ngừng nhắc nhở mình, tại sao mình lại làm công việc này, họ sẽ vì mục tiêu cuối cùng mà suy nghĩ và sáng tạo nhiều hơn.
Thứ hai: Rời khỏi khu vực an toàn
Cái gọi là vùng an toàn có thể được hiểu là những việc mà mình có thể làm, chỉ làm những việc mà mình có thể làm trong một thời gian dài, sẽ rất khó để bạn phát triển xa hơn.
Những người đi làm 2 năm đã có thể thành công, họ luôn sẵn sàng rời khỏi vùng an toàn của mình, họ luôn không ngừng tìm tòi phương pháp học tập, tìm cách tiếp xúc với những công việc khó hơn, cần tới tư duy và sáng tạo nhiều hơn, hoặc là tích cực tìm cách để thực hành những kĩ năng mà mình chưa thành thạo. Tóm lại là họ không ngừng thử thách và thay đổi.
Thứ ba: Vì rèn dũa mà hi sinh lợi ích ngắn hạn trước mắt
Cái gọi là "rèn dũa có chủ ý" tất nhiên là chỉ những thứ mà bạn không quen thuộc, dùng những phương thức không thân quen, không thoải mái để đi làm việc, và nó có thể khiến bạn phải hi sinh những lợi ích ngắn hạn nào đó. Chẳng hạn như bạn muốn học lấy thêm bằng tiếng anh, vậy thì tất nhiên bạn sẽ phải bỏ ra thời gian để học hành, tìm tòi rồi thực hành, trong khi những thời gian đó trước đây vốn dĩ là thời gian bạn dành để xem phim, đi chơi với bạn bè hay thư giãn… Trong một khoảng thời gian, bạn phải ép mình vào khuôn khổ học hành, thay vì chơi bời, tận hưởng như ngày xưa, và điều này có thể bạn sẽ cảm thấy không quen, gò bó, mất tự do… nhưng lâu dần, khi đã cầm được chiếc bằng tiếng anh trong tay, khi bạn có thể tìm được công việc mới với mức lương được tính bằng tiền đô, bạn sẽ cảm thấy mọi gò bó, vất vả trước kia đều xứng đáng. Hi sinh sự tận hưởng ngắn hạn để đổi lấy thành công dài hạn, đáng!
Thứ tư: Trong quá trình rèn luyện, không ngừng tổng kết
Trong cả quá trình rèn luyện, không ngừng tổng kết, tổng kết để đạt được kết quả và để thấu ra được những điểm còn thiếu sót ở mình, chỉ khi bạn hiểu rõ mình, hiểu rõ những điều mình đang làm và mức độ hoàn thành nó, bạn mới biết được khoảng cách tới tương lai mà mình hằng mong đợi có còn xa không.
Không có tổng kết, nó giống như chơi môn thể thao bắn súng nhưng lại không có tấm bia vẽ tâm, bạn cứ bắn cứ bắn, nhưng lại không bao giờ có thể biết được liệu mình bắn có trúng tâm hay không, mình có tiến bộ hay không. Vì vậy, trong quá trình rèn dũa bản thân, hãy không ngừng tổng kết lại, từ đó có phương hướng để duy trì hoặc là thay đổi để tốt hơn.
Thiết nghĩ ai sống ở đời cũng đều có ước mơ, có mục tiêu, và muốn đạt được mục tiêu ấy, nhưng trong quá trình vươn tới mục tiêu ấy, lại có rất ít người có thể kiên trì tới cuối cùng. Tôi tin rằng chỉ cần bạn sẵn sàng thay đổi, đồng thời không ngừng tư duy, tổng kết và nỗ lực bước ra khỏi vùng an toàn, thành công sẽ cách bạn ngày một gần hơn.
Minh Vũ
Theo Báo Dân Sinh
Báo dân sinh