Vì sao Covid-19 tác động mạnh hơn đến người dân có hộ khẩu tạm trú so với hộ khẩu thường trú?
Đại diện UNDP nhận định, những khoảng cách đáng kể trong trải nghiệm của người dân có hộ khẩu tạm trú so với những người dân có hộ khẩu thường trú ở địa phương là thiếu tiếp cận thông tin cũng như các kênh chính thức.
- 14-04-2021Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt!
- 13-04-2021CEO Telecommunication Umlaut: Tiên phong triển khai 5G chứng minh Việt Nam có thể đưa ra các hạ tầng số hiệu quả!
- 13-04-2021Bloomberg: Yếu tố làm 'lung lay' hiệu ứng lan toả của nền kinh tế Mỹ đối với Việt Nam
Sáng ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020. Đây là công cụ phản ánh hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ.
Báo cáo đánh giá trải nghiệm của người dân đối với hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền trong quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Kết quả trình bày trong báo cáo cho thấy kể từ năm 2016, lĩnh vực kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công đã được cải thiện đáng kể qua từng năm.
Tại đây, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen phát biểu: "Được công bố đúng vào thời điểm Chính phủ bắt đầu một nhiệm kỳ mới, PAPI cung cấp dữ liệu sâu rộng về trải nghiệm người dân trong quá trình tương tác với bộ máy chính quyền các cấp của 63 tỉnh, thành phố. PAPI cũng là thước đo quan trọng để các tỉnh, thành phố xem xét và cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động ở 8 lĩnh vực quản trị và hành chính công".
Xu thế biến đổi ở tám chỉ số nội dung PAPI qua hai năm 2019 và 2020
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021, hiệu quả quản trị và hành chính công trên toàn quốc đã cải thiện nhất quán và tăng liên tục. Đặc biệt, 2 trong số 8 chỉ số nội dung của PAPI đã liên tục cải thiện trong vòng 5 năm vừa qua, bao gồm chỉ số nội dung về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và trách nhiệm giải trình với người dân.
Theo khảo sát PAPI 2020, nhìn chung, người dân đánh giá rất cao về hiệu quả ứng phó của chính quyền với đại dịch trong năm 2020. Trên 90% người trả lời khảo sát nói rằng họ hài lòng với cách chính quyền địa phương trong Covid-19.
Mặc dù Việt Nam thành công trong kiểm soát Covid-19, đại dịch vẫn có tác động lớn đến đời sống của người dân. Cụ thể, gần 18% cho rằng nghèo đói là vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm 2020. Sau đó là những quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế, tăng trưởng kinh tế và việc làm cũng đã nổi lên và chiếm vị trí hàng đầu.
"Một phát hiện khác chính là việc sử dụng các dịch vụ công thông qua cổng điện tử của Chính phủ vẫn còn chậm. Dù việc tiếp cận internet đã được phổ biến hầu hết các tỉnh thành trong năm 2020 so với năm 2019, nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa việc tiếp cận internet và tiếp cận với các cổng thông tin điện tử của chính phủ để tiếp cận dịch vụ công", bà Caitlin nêu rõ.
Chính vì vậy, tiếp tục thúc đẩy quản trị điện tử là lĩnh vực cần được quan tâm nhiều hơn.
Khác biệt từ góc độ nhân chủng học và một số tiêu chí về người trả lời thuộc nhóm hộ khẩu thường trú và tạm trú ở 6 tỉnh, thành phố khảo sát bổ sung nhóm hộ khẩu tạm trú
Ngoài ra, khảo sát PAPI cũng chỉ ra những kết quả liên quan đến di cư nội địa và quản trị. Lần đầu tiên, khảo sát PAPI đã khảo sát ý kiến của những người dân di cư, nhập cư. Rõ ràng, có một khoảng cách đáng kể trong trải nghiệm của người dân có hộ khẩu tạm trú so với những người dân có hộ khẩu thường trú ở địa phương của mình, đặc biệt là những người nhập cư có tiếp cận kém hơn với những kênh thông tin chính thức.
So sánh đánh giá về hiệu quả quản trị và hành chính công và mức độ hài lòng với chính quyền địa phương của nhóm dân cư có hộ thường trú và khẩu tạm trú ở 6 tỉnh, thành phố
Theo báo cáo, người có hộ khẩu tạm trú cho điểm hiệu quả quản trị tổng thể của tỉnh, thành phố thấp hơn khoảng 2,5 điểm (39,5 so với 42) trên tổng điểm PAPI là 80. Điểm mấu chốt ở đây là người nhập cư ít tương tác với chính quyền địa phương hơn người có hộ khẩu thường trú. Trong đó, mức độ hài lòng chung với hiệu quả phục vụ của các cấp chính quyền của nhóm hộ khẩu tạm trú là 80,8 điểm, thấp hơn so với 82,4 điểm của nhóm hộ khẩu thường trú.
Để có thể thu hẹp khoảng cách này, các địa phương, các tỉnh thu nhập người nhập cư cần tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết những nhu cầu về thông tin và các kỳ vọng của cả người dân có hộ khẩu tạm trú lẫn hộ khẩu thường trú, đại diện UNDP nhấn mạnh.
Cuối cùng, bà Caitlin Wiesen kết luận: "Những nỗ lực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân số là những bước đi đúng đắn. Khi có mã định danh công dân duy nhất, người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ công cũng như quản trị một cách bình đẳng và công bằng, cho dù họ đang sống ở nơi nào".