MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao đã đến lúc bạn nên tập sống thực tế hơn?

16-01-2018 - 07:43 AM | Sống

Nếu bạn là một người lạc quan từ bé, bạn sẽ cảm thấy không mong muốn được trở thành một người có tư duy thực tế. Nhưng những thu hoạch từ khả năng tư duy thực tế không làm giảm lòng tin của bạn về con người và cũng không giảm khả năng kiếm tìm và nắm bắt những cơ hội.

Ngược lại, tư duy thực tế sẽ giúp bạn tăng giá trị cuộc sống bằng những cách sau đây:

1. Tư duy thực tế làm giảm thiểu những rủi ro phía sau

Hành động của con người thường để lại những hậu quả, tư duy thực tế có thể giúp bạn khắc phục những hậu quả đó. Điều đó thật quan trọng vì chỉ khi nhận định và xem xét những hậu quả, bạn mới có thể đặt ra kế hoạch cho chúng. Nếu đưa ra được kế hoạch cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra bạn có thể giảm thiểu những rủi ro phía sau.

2. Tư duy thực tế cho bạn một mục tiêu và kế hoạch

Nhiều người làm kinh doanh nhưng không có tư duy thực tế. Đây là điều tốt: họ rất lạc quan và có nhiều niềm tin cho việc kinh doanh của mình. Nhưng đây lại là điều xấu: niềm tin không phải là một chiến lược.

Tư duy thực tế dẫn đến những thành tựu xuất sắc trong lãnh đạo và quản lý vì nó yêu cầu mọi người phải đối mặt với sự thật. Họ bắt đầu xác định mục tiêu của mình và vạch ra kế hoạch nhằm phác họa đường đi nước bước. Khi mọi người tham gia vào tư duy thực tế, họ cũng bắt đầu đơn giản hóa những thủ tục rườm rà hàng ngày làm cho công việc có tính hiệu quả cao hơn.

Thật ra, trong kinh doanh, chỉ có một vài quyết định quan trọng. Những người có tư duy thực tế hiểu sự khác biệt giữa những quyết định quan trọng và những quyết định không thực sự cần thiết trong việc kinh doanh thông thường. Những quyết định có tính quan trọng liên quan mật thiết đến mục đích của bạn. James Allen đã đúng khi viết:

"Chỉ đến khi suy nghĩ được gắn liền với mục đích thì ta mới có thể đạt được những thành quả thực sự mang tính trí tuệ".

3. Tư duy sáng tạo là chất xúc tác cho những thay đổi

Những người chỉ coi hy vọng là con đường duy nhất dẫn đến thành công gần như không bao giờ coi thay đổi là một ưu tiên lớn. Nếu bạn chỉ có hy vọng, bạn tự ngụ ý rằng thành tựu và thắng lợi sẽ nằm ngoài tầm tay của mình. Đấy là một vấn đề của sự may mắn và hên xui. Bận tâm làm gì?

Tư duy thực tế loại bỏ suy nghĩ sai lầm đó. Không gì khác ngoài việc đặt thực tại trước mặt một người để giúp người đó nhận ra sự cần thiết thay đổi. Thay đổi không thể làm nên sự phát triển nhưng bạn không thể phát triển nếu không thay đổi.

4. Tư duy thực tế tạo cảm giác an toàn

Một khi bạn đã nghĩ đến những kế hoạch tồi tệ nhất có thể xảy đến và đề ra kế hoạch dự phòng cho nó, bạn sẽ cảm thấy tự tin và an toàn hơn. Thật chắc chắn khi bạn biết rằng mình không bị bất ngờ. Thất vọng nằm ở khoảng cách giữa hy vọng và thực tế. Tư duy thực tế giúp thu nhỏ khoảng cách đó.

5. Tư duy thực tế đưa đến cho bạn sự tín nhiệm

Tư duy thực tế giúp mọi người tin vào người lãnh đạo và tầm nhìn của người đó. Người lãnh đạo thường xuyên bị bất ngờ vì những điều không chuẩn bị trước sẽ mất tín nhiệm từ cấp dưới. Mặc dù vậy, những nhà lãnh đạo có tư duy thực tế và biết đặt ra kế hoạch một cách chỉn chu sẽ có khả năng dẫn dắt cấp dưới của mình đến thành công. Việc làm này khiến những người cấp dưới tin tưởng vào họ hơn.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất thường đặt ra những câu hỏi thực tế trước khi định ra tầm nhìn. Họ hỏi bản thân mình những câu hỏi như:

Việc này có khả thi không?

Ước vọng này là của tất cả mọi người hay chỉ của một vài người?

Tôi đã xem xét và kết nối những điều có thể khiến ước vọng này khó thực hiện?

6. Tư duy thực tế thiết lập nền móng xây dựng vững chắc

Thomas Edison nhận thấy: "Giá trị của một ý tưởng tốt là ở việc sử dụng nó". Điểm then chốt của tư duy thực tế là nó giúp bạn làm cho một ý tưởng có thể sử dụng được bằng cách loại bỏ những yếu tố "mơ tưởng". Hầu hết những ý tưởng không thể đạt được kết quả như mong muốn là bởi chúng dựa quá nhiều vào những gì mà chúng ta mong ước có được hơn là những gì chúng ta thực sự có được.

Bạn không thể xây một ngôi nhà giữa không trung, nó cần một nền móng vững chãi. Ý tưởng và kế hoạch cũng như vậy. Chúng cần một thứ gì vững chắc để xây lên. Tư duy thực tế cho chúng ta nền móng vững chắc đó.

Theo Thảo Nguyên

Trí thức trẻ

Trở lên trên