MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao đại dịch Covid-19 khiến nhiều người gặp vấn đề tiêu hóa? Chuyên gia lý giải và tư vấn cách phòng tránh

25-09-2021 - 17:37 PM | Sống

Vì sao đại dịch Covid-19 khiến nhiều người gặp vấn đề tiêu hóa? Chuyên gia lý giải và tư vấn cách phòng tránh

Theo chuyên gia, Covid-19 đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người. Trong đó, hệ tiêu hoá, cụ thể lại đại tràng, chịu ảnh hưởng rất lớn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ths. BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Khoa Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết hiện nay, "táo bón do cách ly" là từ dùng để chỉ tình trạng khiến một số người khó đi tiêu do những thay đổi trong mùa dịch Covid-19. Nguyên nhân là do trong thời giãn cách xã hội, người dân dành quá nhiều thời gian trong nhà, cuộc sống sinh hoạt bị thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Những thay đổi đó bao gồm cả thói quen đi vệ sinh. Và điều đó dẫn đến một thuật ngữ mới: "táo bón cách ly".

Để hiểu được lý do tại sao nhiều người bị "táo bón cách ly", chúng ta cần bắt đầu từ nhịp sinh học - một quá trình tự nhiên trong não điều chỉnh chu kỳ ngủ thức và lặp đi lặp lại nhiều hơn hoặc ít hơn sau mỗi 24 giờ.

Vì sao đại dịch Covid-19 khiến nhiều người gặp vấn đề tiêu hóa? Chuyên gia lý giải và tư vấn cách phòng tránh - Ảnh 1.

BS Lê Châu Hoàng Quốc Chương.

Đại tràng có nhịp sinh học riêng, dễ bị gián đoạn do thiếu vận động, ngủ không ngon giấc, thay đổi lịch trình ăn uống và căng thẳng. Bên cạnh đó, việc ngồi nhiều ít vận động khiến cho nhu động ruột không được hoạt động theo đúng nhịp sinh học, gây ra táo bón.

Ngoài ra, việc thiếu tập thể dục thường xuyên có thể là vấn đề. Bạn nên tập thể dục nhịp điệu từ 20 đến 60 phút (như đi bộ nhanh hoặc tập thể dục tại nhà) 5 ngày/tuần, và thậm chí tập thể dục hai ngày một tuần cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.

Bạn cũng nên điều chỉnh lại bữa ăn, thêm các thực phẩm có chất xơ, uống đủ nước giúp phân không bị khô và cải thiện tình trạng táo bón. Với các loại thức uống khác như trà, cà phê thì ở một số người, chất này có thể gây tiêu chảy, ở những người khác, nó gây ra táo bón.

"Căng thẳng và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến phân của bạn. Vì não trực tiếp truyền đạt những cảm xúc mà chúng gây ra cho hệ tiêu hóa. Không dễ dàng để giảm mức độ căng thẳng và lo lắng trong thời gian có nhiều bất ổn, nhưng hãy làm những gì bạn có thể để thư giãn như: yoga, thiền hay chỉ đơn giản là dành thời gian một mình trong một căn phòng yên tĩnh cách xa những người còn lại trong gia đình", bác sĩ Chương nói.

Hệ tiêu hoá của bệnh nhân Covid-19 bị ảnh hưởng ra sao?

Đối với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, theo bác sĩ Chương, trong một báo cáo nghiên cứu về mối liên hệ giữa táo bón và nhiễm virus SARS-CoV-2, táo bón không phải là một triệu chứng điển hình liên quan đến Covid-19.

Nhưng một số cá nhân khi nhiễm virus thì mới báo cáo triệu chứng này và nó có thể là do tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc được sử dụng để điều trị Covid-19, thay đổi chế độ ăn uống khi bị bệnh, căng thẳng hoặc thay đổi thói quen tập thể dục ở những người bị Covid-19.

Các vấn đề về tiêu hóa khác thường được báo cáo ở những người mắc Covid-19 là tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, buồn nôn và đau bụng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột của những người mắc Covid-19 xuất viện khác với hệ vi sinh vật đường ruột của dân số nói chung.

Trong một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2021, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân lên một nhóm 11 người mắc Covid-19 xuất viện với các triệu chứng, 3 trong số đó bị táo bón. Trong quá trình điều trị COVID-19, táo bón là tác dụng phụ của thuốc famotidine và bevacizumab.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên