MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Đắk Lắk đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên?

31-03-2018 - 09:42 AM | Xã hội

Những ngày qua, Công văn số 804 CV/TG của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk gửi Ban Tuyên giáo Trung ương đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, với tiêu đề “V/v đề nghị định hướng thông tin báo chí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017 của huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”, khiến dư luận xôn xao.

Tiền Phong đã có cuộc làm việc trực tiếp tại Tỉnh ủy Đắk Lắk với bà Huỳnh Thị Chiến Hòa - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, người ký công văn 804.

Thưa bà, vụ hơn 500 giáo viên bị tuyển thừa đứng trước nguy cơ mất việc tại huyện Krông Pắk bức xúc, kêu cứu khắp nơi, là sự cố chấn động dư luận cả nước. Phản ánh trung thực sự việc, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người yếu thế, đó là việc báo chí nên làm và đáng được hoan nghênh.

Sao Tuyên giáo Tỉnh ủy lại đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo tạm dừng thông tin phản ánh?

Nhiều năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn đánh giá cao các đóng góp tích cực của lực lượng báo chí địa phương, trung ương thường trú.

Tuy nhiên, với vụ này, một số báo giật tít có nội dung, bản chất không đúng sự việc, không mang tính xây dựng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng, dễ gây hiểu nhầm cho người đọc.

Trong CV 804 chúng tôi đã trình bày đầy đủ, là vụ việc “đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND huyện Krông Pắc tích cực, quyết liệt giải quyết vụ việc, bảo đảm quyền lợi của các giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện”, chứ không bao che hay bưng bít thông tin. Vậy nên chúng tôi mới mong báo chí tạm dừng, chờ kết quả xử lý của các cơ quan chức năng, tránh làm nóng vấn đề và gây áp lực quá lớn với nhà chức trách.

 Vì sao Đắk Lắk đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên? - Ảnh 1.

Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong.

Đúng là sự việc có đang được giải quyết, nhưng kéo quá dài, cả năm nay vẫn chưa xong! Trong khi hàng trăm giáo viên mất việc cuộc sống vô cùng khốn khó, thì những cán bộ trực tiếp ký tuyển thừa giáo viên vẫn không bị xử lý nghiêm, vẫn được cho tồn tại biệt phủ trên đất nông nghiệp, cất nhà gỗ quý đồ sộ xa hoa, làm sao công luận có thể không bất bình?

Các báo phản ánh thực tế, nhưng khổ nỗi lại không góp sáng kiến giúp tỉnh giải quyết sự việc một cách căn cơ hơn. Lãnh đạo tỉnh rất cầu thị tiếp thu, nên đã ráo riết tập trung chỉ đạo giải quyết mọi vấn đề liên quan tới hàng trăm lao động.

Nếu hướng giải quyết và các kiến nghị của huyện chưa chặt chẽ, chưa thấu tình đạt lý, tỉnh sẽ tiếp tục xem xét, ngành cũng có cách họp bàn rút kinh nghiệm nội bộ.

Về cán bộ sai phạm, Công an đang điều tra, có kết quả thì tỉnh mới căn cứ vào đó xử lý được.

Công văn 804 ký từ ngày 22/3/2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã hồi âm ra sao, thưa bà?

Chúng tôi chưa nhận được hồi âm từ Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đã có Luật Báo chí và các văn bản dưới luật liên quan. Nếu báo nào làm sai, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy có thể đề nghị xử lý.

Còn các báo phản ánh đúng đắn, có lý có tình về vấn đề công chúng đang đặc biệt quan tâm, thì đó là nguồn tin hữu ích cho các cơ quan chức năng. Thiết nghĩ Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đắk Lắk không nên đề nghị “tạm dừng thông tin” như thế!

Tôi vẫn đọc báo Tiền Phong, thấy không có vấn đề gì với cách phản ánh sự việc chuẩn xác của báo.

Tuy nhiên, như trong CV 804 đã nói, đó chỉ là thống kê chưa đầy đủ, và cho đến nay các báo vẫn tiếp tục đăng, nên tôi vẫn mong báo chí thường xuyên đồng hành, giúp bộ máy lãnh đạo, điều hành của tỉnh ngày càng vững mạnh.

Có thể trong công việc, tôi còn những thiếu sót nhất định. Tôi sẽ luôn cầu thị, lắng nghe, trân trọng cảm ơn quý vị góp ý đúng cho cá nhân tôi, cũng như cho cách điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Có thể trong công việc, tôi còn những thiếu sót nhất định. Tôi sẽ luôn cầu thị, lắng nghe, trân trọng cảm ơn quý vị góp ý đúng cho cá nhân tôi, cũng như cho cách điều hành của lãnh đạo tỉnh


.

Theo Hoàng Thiên Nga ( Thực hiện)

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên