Vì sao doanh nghiệp kéo rộng khoảng cách mua bán và đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn thế giới tới 2 triệu đồng/lượng?
Giá vàng bán ra và mua vào được các nhà vàng kéo giãn rộng tới 1 – 2 triệu đồng/lượng, chỉ người mua vào bị giá hơn 49 triệu đồng/lượng còn người bán ra thì chỉ hơn 47 triệu đông/lượng.
- 24-02-2020Giá vàng lập đỉnh lịch sử, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
- 24-02-2020Vì sao giá vàng tăng sốc tới 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vài giờ đồng hồ?
- 24-02-2020Giá vàng tăng chóng mặt lên gần 50 triệu đồng/lượng, chính thức vượt đỉnh lịch sử năm 2011
-
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bị đột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt sẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại
-
Từ giờ đến cuối năm, mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục giảm, nhưng người dân vẫn chọn gửi ngân hàng bởi so sánh đây vẫn là kênh “tạm” có lợi hơn cả
Giá vàng vừa trải qua ngày biến động cao nhất trong lịch sử với mức tăng gần 4 triệu đồng/lượng lúc đỉnh điểm, cũng lập kỷ lục về giá khi lên sát 50 triệu đồng/lượng trong ngày 24/2. Do giá tăng cao nên giao dịch tại các cửa hàng vàng có sôi động hơn những ngày bình thường.
Có sự bất thường về giá?
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, vàng Việt Nam và vàng thế giới giai đoạn hiện nay vẫn đi theo một nhịp động đồng nhau cho nên giá vàng Việt Nam tăng thì cũng phải phụ thuộc theo nhịp động của giá vàng thế giới. Thông thường khi có một nhịp độ biến động bất thường tăng rất mạnh thì khoảng cách giá vàng phải giãn dần đi để cho người kinh doanh vàng được an toàn bởi vì bất cứ lúc nào họ mua vào, giá vàng đều có thể quay đầu và ngược lại.
Trong ngày hôm qua, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam và thế giới tới 2 triệu đồng/lượng (Việt Nam cao hơn), bằng kinh nghiệm của mình, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho biết, đó là do hai nguyên nhân. Thứ nhất là lo ngại về tỷ giá và hai là do chính sách hạn chế của Chính phủ trong việc mua bán vàng.
Ông đồng thời cũng cho rằng việc có sự chênh lệch lớn như vậy là không bình thường. Nói chung nếu có sự chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam với giá vàng thế giới trên 500 nghìn đồng là đã có sự bất thường rồi và ít khi nào có trường hợp đó xảy ra, trừ khi là có sự hạn chế của Ngân hàng nhà nước, hạn chế liên thông giữa giá vàng trong việc mua bán vàng".
Đánh giá về việc liệu có hay không các doanh nghiệp cố ý đẩy giá vàng lên cao để kiếm lợi, TS. Đinh Thế Hiển cho biết với thị trường vàng hiện nay hầu như không có doanh nghiệp tư nhân nào nào đủ sức làm như vậy. Tuy nhiên giá vàng tăng mạnh trong một thời gian ngắn của ngày 24/2, từ 46 triệu đồng đầu giờ sáng lên sát 50 triệu đồng vào buổi chiều là bởi vàng thế giới tăng tới 40 USD/ounce trong vài giờ đồng hồ nên các doanh nghiệp trong nước "phải thủ" để phòng ngừa rủi ro.
Doanh nghiệp nói gì?
Theo đại diện của tập đoàn DOJI, giá vàng trong nước tăng theo đà của vàng thế giới nhưng không cùng biên độ vì nguồn cung vàng trong nước hạn chế do không được nhập khẩu và Ngân hàng Nhà nước từ lâu đã không còn sản xuất và cung vàng SJC ra thị trường nên thị trường trở nên khan hiếm vàng SJC. Doanh nghiệp nếu bán vàng ra thì phải tự mua bán trên thị trường và phải tự cân đối nguồn, nên giá vàng trong nước và thế giới không còn có sự liên thông nữa.
Cũng theo DOJI, nhu cầu mua vàng tăng khá mạnh khi giá vàng biến động kỷ lục. Riêng trong ngày hôm qua toàn hệ thống của tập đoàn này đã xuất bán ra hơn 3.500 lượng vàng bao gồm cả SJC và nữ trang, trong khi đó mua về hệ thống không nhiều. Đó là lý do doanh nghiệp phải đặt doãng biên độ giữa mua và bán để phòng ngừa trường hợp giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao thì không bị rủi ro khi mua được vàng trên thị trường để bù đắp số vàng đã bán ra. Đồng thời biên độ chênh lệch lớn giữa giá mua và bán là để không khuyến khích người mua vàng lúc này nhằm tránh rủi ro cho chính người dân.