Vì sao giới nhà giàu chưa có kế hoạch để con cháu thừa kế tài sản? Tiền nhiều nhưng lắm bế tắc
Ngày 19/10 vừa qua, ngân hàng Thuỵ Sĩ UBS đã thực hiện cuộc khảo sát 4.500 người giàu có đến từ 14 quốc gia.
- 26-10-2022Cách đầu tư để tăng lãi theo cấp số nhân từ Warren Buffett: Không phải cứ có IQ cao là chắc thắng, muốn đi đường dài phải đầu tư vào lĩnh vực này đầu tiên
- 25-10-2022“Thần đồng chứng khoán” kiếm núi tiền khi thị trường chạm đáy: Không thích xe sang, đồ hiệu, 39 tuổi vẫn còn độc thân
- 25-10-2022"Vua con" của đế chế sòng bạc trước ngày vướng vòng lao lý: Từng "giàu nứt đố đổ vách", sở hữu khối tài sản hơn 5 tỉ HKD, gia thế đến nay vẫn là 1 ẩn số
- 24-10-2022Bài học 'rũ bùn' từ kẻ tù tội thành vua của đế chế công nghiệp - tỷ phú Thẩm Khánh Kinh: Mỗi Thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội đồ đều có một tương lai
- 22-10-2022Khai phá cách tối ưu sức mạnh thời gian mà tỷ phú Elon Musk và Bill Gates đều áp dụng
- 21-10-2022Lý do vợ cũ tỷ phú Bill Gates không thích căn biệt thự 130 triệu USD, ví đây là "cơn ác mộng của mọi cô dâu"
Khoảng 84 nghìn tỷ USD dự kiến sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong vòng 20 năm tới. Con số này mới chỉ được tính riêng ở Mỹ.
41% giới nhà giàu chưa có kế hoạch về cách họ chuyển giao của cải của mình cho con cháu. 4.500 nhà đầu tư từ 14 khu vực, mỗi người có tài sản ròng trị giá 1 triệu USD, vẫn đang suy nghĩ về cách phân chia tiền và các khoản đầu tư của họ. Song điều này không đồng nghĩa với việc họ không quan tâm đến quá trình chuyển giao của cải.
Mối bận tâm của giới nhà giàu
76% người được khảo sát bày tỏ sự lo ngại đến các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thừa kế tài sản. 71% đang hướng tới việc giảm thuế đối với tài sản họ sẽ để lại. 70% thể hiện sự quan tâm đến việc liệu con cháu có sử dụng tài sản khôn ngoan hay không.
Nhà quản lý tài sản tại UBS - Michael Chudd từng làm việc với những khách hàng giàu có. Ông cho biết: "Tiền có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi thành viên trong gia đình. Điều cần làm là cố gắng giúp thế hệ tiếp theo hiểu được tiền có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân và tôn trọng những ranh giới về chúng".
Tiền có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa: Inc. Magazine.
Báo cáo cho thấy có nhiều lý do dẫn đến các vấn đề được kể trên. 66% nhà đầu tư cho biết họ quan tâm đến tính công bằng giữa những người được thừa kế. Không phải ai cũng muốn chia đều tài sản cho con cháu.
"80% số nhà đầu tư sẽ chia nhiều của cải hơn cho người họ thân thiết hơn. Một số khác đề cập đến lý do nhu cầu tài chính và công sức chăm sóc khác nhau của từng người", trích dẫn nội dung từ báo cáo.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của con riêng trong một số gia đình cũng khiến việc phân chia trở nên phức tạp hơn. 87% người có con riêng thừa nhận rằng họ bận tâm đến sự công bằng.
Ngoài việc thiếu kế hoạch chuyển giao tài sản, một nửa số nhà đầu tư được khảo sát chưa thảo luận về việc họ giàu có thế nào, đầu tư những gì hay chúng sẽ được phân chia ra sao.
Hơn một nửa nhà đầu tư cho biết cuộc thảo luận về việc thừa kế chưa phải vấn đề khẩn cấp. Trong khi đó, 46% lảng tránh đề cập đến chủ đề tài chính trong gia đình. 49% lo lắng về việc con cháu sẽ ỷ lại vào của cải được thừa hưởng.
"Câu hỏi về vấn đề tài sản sẽ đi về đâu sau khi một người qua đời rất nhạy cảm. Vì thế chúng tôi thường né tránh những cuộc nói chuyện như vậy", một người được khảo sát cho biết.
Nhiều gia đình né tránh đề cập đến vấn đề thừa hưởng tài sản sau khi một người qua đời. Ảnh minh họa: Tim and Julie Harris.
Thiếu kế hoạch thừa kế có thể gây ra vấn đề dài hạn
Tuy nhiên, việc né tránh bàn luận về tài chính gia đình có thể gây ra các vấn đề về lâu dài. Ý kiến này được Iqbal Khan - chủ tịch bộ phận Quản lý Tài sản Toàn cầu của UBS và khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi - đưa ra.
Ông nhận xét: "Trong khi các nhà đầu tư muốn quá trình thừa kế diễn ra suôn sẻ, việc lập kế hoạch thừa kế không đầy đủ có thể gây tốn kém và dẫn đến xung đột gia đình không thể giải quyết".
Nghiên cứu cho thấy 40% những người được thừa kế hối tiếc vì đã không nói chuyện về tài sản sớm hơn. 1/3 trong số họ cho biết có sự xung đột với anh chị em hoặc các thành viên khác vì cách chia tiền và bất động sản.
Qua cuộc khảo sát, những người cho đi và thừa kế đều muốn cởi mở hơn về cuộc trò chuyện tài chính, tạo ra kế hoạch chính thức hơn về quá trình chuyển giao tài sản.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường