Vì sao Hải Phòng trở thành hiện tượng đầu tư với việc hút 12,6 tỷ USD?
Từ đia phương chỉ thu hút được chưa đầy 1 tỷ USD trong năm 2015, Hải Phòng có cú nhảy vọt trong Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào tuần trước, với 12,8 tỷ USD được cam kết.
- 21-09-2016Cổ phiếu PHP của Cảng Hải Phòng bị ngừng cho vay ký quỹ
- 20-09-2016SunGroup, BRG, FLC, VinGroup...đồng loạt muốn đầu tư dự án nghìn tỷ vào Hải Phòng
- 20-09-2016FLC triển khai dự án 5.300 tỷ đồng tại Hải Phòng
- 20-09-2016Thủ tướng tham dự, Hải Phòng đón 12,8 tỷ USD vốn đầu tư
- 19-09-2016Ngân hàng vẫn phải “phòng thủ”
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng việc Hải Phòng đón sóng đầu tư lên tới 12,8 tỷ USD là con số khá ấn tượng.
Chỉ trong Diễn đàn xúc tiến đầu tư diễn ra ngày 19/9 vừa qua, đã có tới 12,8 tỷ USD vốn cam kết rót vào Hải Phòng. Ông nghĩ sao về con số này trong bối cảnh thu hút FDI chưa thực sự đạt như kỳ vọng?
Thứ nhất 12,7 tỷ USD cam kết là rất ấn tượng. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 cỡ 1.367 nghìn tỷ, tương đương với 62 tỷ USD gồm cả Nhà nước, đầu tư nước ngoài, tư nhân, bằng 1/3 GDP hàng năm. Cho dù cam kết và 1 năm sau thực hiện với các dự án đầu tư được 70 – 80% cũng đã là tốt rồi.
Thứ hai, nói Hải Phòng thì phải thấy rằng trong những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được VCCI đưa ra hàng năm, thì Hải Phòng đứng thứ 28, cho thấy đây không phải là nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trong 63 tỉnh thành, vùng đồng bằng Sông Hồng thì địa phương này cũng chỉ đứng thứ 6, tức chỉ ở mức trung bình về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Trong chỉ số này, nhìn kỹ có mấy điểm tụt hậu của Hải Phòng như tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động… đều là những chỉ số tác động khá mạnh đến thu hút đầu tư nhưng lại thấp. Tuy nhiên, vừa rồi trong 9 tháng đầu năm Hải Phòng có bứt phá ngoạn mục với 2,7 tỷ USD, trong khi năm 2015 chỉ 900 triệu USD, là tín hiệu cho thấy có sự chuyển dịch.
Ông Nguyễn Văn Toàn, PHó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài
Hải Phòng chưa từng thu hút được FDI được quá 1 tỷ USD, lại không có lợi thế về môi trường đầu tư kinh doanh. Vậy theo ông tại sao thành phố này lại thu hút được nhiều vốn đầu tư cả trong và ngoài nước chỉ trong 1 năm đến như vậy?
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, phải nói rằng đây là hội nghị khá ấn tượng, khi có sự tham dự của các cơ quan Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều bộ trưởng tham dự. Cũng có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã tham gia chương trình xúc tiến đầu tư đó. Thu hút vốn trong nước là hơn 6 tỷ USD và vốn nước ngoài cũng hơn 6 tỷ USD là con số ấn tượng, cho thấy Hải Phòng có đột phá.
Hải Phòng có lợi thế về vị trí địa lý mà trong hội nhập ít nơi được như vậy. Đó là nơi có cảng rất tốt, luôn đứng đầu khu vực phía Bắc, vừa rồi đã mở rộng rất nhiều, tập trung hàng hóa cho miền Bắc. Việc nâng cấp sân bay Hải Phòng, hoàn thành đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và sắp tới là kết nối Hải Phòng - Quảng Ninh với khu vực phía Bắc sẽ cực kỳ tốt.
Thứ ba, Hải Phòng có truyền thống, người thành phố này rất năng động, đi lên từ cơ sở công nghiệp miền Bắc và khá nổi tiếng. Đây là những điểm thuận lợi mà có vẻ những năm trước, Hải Phòng chưa thu hút được. Song 9 tháng đầu năm 2016 địa phương này có sự bứt tốc mạnh mẽ, thu hút vốn FDI lên tới 2,7 tỷ USD là rất ấn tượng trong khi suốt những năm trước chưa bao giờ vượt 1 tỷ USD.
Con số ấn tượng 12,7 tỷ USD mới là bản ghi nhớ và cam kết ban đầu. Vậy theo ông Hải Phòng cần làm gì để biến con số này thành hiện thực với các dự án tầm cỡ?
Quyết tâm của Chính phủ thể hiện rõ là cực kỳ ủng hộ và hỗ trợ để Hải Phòng thành điểm bứt phá và thu hút đầu tư mạnh mẽ. Quyết tâm của chính quyền TP. Hải Phòng cũng thể hiện rõ trong bài phát biểu của Bí thư Hải Phòng.
Vấn đề thực hiện như thế nào, để PCI cải thiện hơn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Đây là thời cơ lớn cho Hải Phòng nên cần có chiến lược, hành động và chương trình biến từ lời nói thành hành động, cho các nhà đầu tư cảm thấy được hỗ trợ, giúp đỡ và mọi thứ minh bạch, rõ ràng. Từ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, công bằng và tính năng động.
Hải Phòng có chính sách khá hay đó là cam kết thiết lập kênh thông tin hỗ trợ khách hàng, có bất cứ vướng mắc gì thì chính quyền và hải quan đã thiết lập đường dây nóng để giải quyết. Những vấn đề này được giải đáp rất nhanh, các DN có thể thông qua hiệp hội để phản ánh và sẽ được giải quyết. Tôi nghĩ điều này cần được phát huy.