MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao lễ kỷ niệm mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh được gọi là Đại lễ Bạch Kim?

18-05-2022 - 17:40 PM | Lifestyle

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao lễ kỷ niệm mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II lại được gọi là Đại lễ Bạch Kim chưa?

Đại lễ Bạch Kim mừng 70 năm trị vì nước Anh của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ diễn ra vào đầu tháng 6 tới đây, từ 2/6 đến 5/6, trùng với dịp nghỉ Bank Holiday. Các sự kiện chính bao gồm lễ diễu hành Trooping the Colours, lễ thắp sáng đèn hiệu, lễ Tạ ơn tại nhà thờ Thánh Paul, Bữa tiệc Bạch kim tại Cung điện và Bữa trưa Năm Thánh lớn.

Vì sao có tên gọi Đại lễ Bạch Kim?

Đại lễ Bạch Kim, nguyên văn tiếng Anh là Platinum Jubilee, là tên gọi cho lễ kỷ niệm mừng số năm đặc biệt của một sự kiện lớn. Đối với các hoàng gia trên thế giới, tên gọi này tương ứng với lễ mừng 70 năm trị vì của một vị quân chủ.

Vì sao lễ kỷ niệm mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh được gọi là Đại lễ Bạch Kim? - Ảnh 1.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ có đại lễ mừng 70 năm trị vì vào đầu tháng 6 tới đây.

Các đại lễ (jubilee) được tổ chức nhằm tôn vinh và kỷ niệm thời điểm lên ngôi của nhà vua và hoàng hậu tại vị. Thay vì được tổ chức hàng năm, các đại lễ chỉ được tổ chức vào những mốc nhất định, đó là 25 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 65 năm và 70 năm.

Theo truyền thống đặt tên jubilee, mỗi đại lễ sẽ được gán tên với một vật liệu quý trong tự nhiên. Như vậy, ta sẽ có thời điểm diễn ra mỗi đại lễ và tên gọi tương tự là:

Đại lễ Bạc: kỷ niệm 25 năm lên ngôi.

Đại lễ Ruby: kỷ niệm 40 năm lên ngôi

Đại lễ Vàng: kỷ niệm 50 năm lên ngôi.

Đại lễ Kim Cương: kỷ niệm 60 năm lên ngôi.

Đại lễ Sapphire: kỷ niệm 65 năm lên ngôi.

Đại lễ Bạch Kim: kỷ niệm 70 năm lên ngôi.

Vì sao lễ kỷ niệm mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh được gọi là Đại lễ Bạch Kim? - Ảnh 2.

Nữ hoàng Anh cùng Thái tử Charles, Hoàng tử William và Công nương Kate trên ban công điện Buckingham vào Đại lễ Kim Cương năm 2012.

Như vậy, tên gọi Đại lễ Bạch Kim đơn giản là tên gọi theo truyền thống của lễ mừng 70 năm lên ngôi của vị quân chủ. Sở dĩ có cái tên như vậy vì trong tự nhiên, bạch kim hay platinum quý hiếm hơn các kim loại khác như vàng và bạc nhiều.

Có đại lễ nào được tổ chức sau Đại lễ Bạch Kim không?

Cho đến thời điểm này, lịch sử chỉ ghi nhận Đại lễ Bạch Kim là lễ kỷ niệm lâu năm nhất của các vị vua và hoàng hậu. Do đặc điểm tuổi thọ của loài người, bản thân một Đại lễ Bạch Kim đã vô cùng hiếm có.

Tuy nhiên, vẫn có một cái tên cụ thể dành cho một đại lễ còn kỷ niệm lâu năm hơn nữa, đó là Đại lễ Sồi mừng 80 năm. Có thể lý giải cho cái tên đặc biệt như vậy là vì trong tự nhiên, cây sồi có tuổi thọ khá cao, từ 100 năm lên tới 300 năm.

Trong lịch sử nhân loại, chưa có vị quân chủ nào đạt đến mốc thời gian trị vì này. Nếu Nữ hoàng Anh là người đầu tiên làm được, khi đó bà sẽ ở tuổi 106, với đại lễ tổ chức vào năm 2032.

Một số nguồn tin cũng cho rằng tên gọi Đại lễ Kim Cương có thể được dành cho cả lễ kỷ niệm 75 năm trị vì. Tuy nhiên, cũng chưa có vị vua hay hoàng hậu nào đạt đến mốc này, nên chúng ta chưa thể biết chắc được một Đại lễ 75 năm (nếu có) sẽ được đặt tên như thế nào.

Nguồn: Tổng hợp

https://afamily.vn/vi-sao-le-ky-niem-mung-70-nam-tri-vi-cua-nu-hoang-anh-duoc-goi-la-dai-le-bach-kim-20220518103523613.chn

Theo Tylery

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên