Vì sao người có nội tâm càng đen tối càng thích giả vờ tốt bụng? Gặp phải loại người như vậy thì chúng ta phải tránh cho xa
Trong cuộc sống, gặp được một người tốt thật sự chính là có phúc ba đời. Nhưng có rất nhiều người ngoài mặt luôn tỏ ra rất thân thiện, hiền hòa thì thực ra chỉ là kẻ đạo đức giả, sống tâm cơ.
- 08-12-2021Cẩn trọng ngay với 5 nhóm thực phẩm dễ làm tăng đường huyết: Hạn chế ngay từ sớm kẻo mỡ máu đe dọa
- 08-12-2021Sau 45 tuổi, có 8 đặc điểm trường thọ đại biểu sức khỏe vô cùng dẻo dai, ai sở hữu trên 5 điều thì xin chúc mừng
- 27-11-20215 dấu hiệu khác thường trong miệng cảnh báo nguy cơ đường huyết rất cao nhưng nhiều người chẳng hề hay biết
Bản chất con người vốn dĩ luôn phức tạp và khó hiểu. Vào giây phút bạn cho rằng ai đó tốt, thì thật ra họ chưa chắc đã thật sự như thế. Nội tâm con người là thứ khó đoán và chẳng ai chắc rằng có thể nhận ra những gì ẩn sâu bên trong một người chỉ bằng cách nhìn vẻ ngoài. Bởi vì luôn có những con người biết cách ngụy trang bản thân mình, biết cách giấu vui buồn vào trong.
Con người thường luôn suy tính vì lợi ích của chính mình, thậm chí có thể vì nó mà hi sinh lợi ích của người khác. Bản chất con người chính là ích kỷ như thế, giống như từng có câu nói "Người không vì mình trời tru đất diệt".
Vậy tại sao con người lại thích ngụy trang bản thân như thế?
Phô trương mặt tốt ra ngoài để được người khác ưu ái hơn
Bất kể là người tốt hay xấu, chúng ta đều mong được người khác tán thưởng thay vì chỉ trích. Là con người, ai chẳng thích được nghe những lời tâng bốc dành cho mình. Người ta vẫn thường nói "sự thật thì mất lòng" nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn thường bị những lời dối trá làm mờ mắt.
Chính vì vậy bất kỳ ai cũng muốn duy trì hình ảnh tốt đẹp của bản thân trước mặt những người xung quanh. Người tốt chẳng bao giờ viết hai chữ "người tốt" ngoài mặt, nhưng kẻ xấu lại càng chẳng nói bản thân xấu xa bao giờ.
Mặt khác trong cuộc sống, sẽ luôn có lúc chúng ta cần tới sự giúp đỡ của người khác. Nếu đã là kẻ xấu, ngoài mặt biểu hiện cũng chẳng tốt đẹp, vậy thì cuộc sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bị người xung quanh cô lập, xa lánh.
Con người là loài sống bầy đàn, đó là lý do chúng ta có xã hội. Và việc che giấu đi một phần của bản thân mình để hòa nhập với xã hội chính là cách để chúng ta tồn tại một cách thuận lợi hơn. Đáng sợ nhất là những người càng xấu xa và có lòng tà ác, họ càng là những kẻ ngụy trang đại tài để dễ dàng chiếm lấy lòng người.
Khoe khoang để giấu đi khiếm khuyết của bản thân
Con người có đôi lúc càng không có càng thích khoe ra ngoài. Giống như ngày đi học, với những bạn học luôn giữ được thành tích tốt, việc có đạt được kết quả cao ở những bài kiểm tra giống như lẽ thường. Nhưng đối với những bạn học kém hơn, việc một lần đạt điểm cao cũng đáng để khoe khoang nửa ngày.
Trong cuộc sống cũng thế, nội tâm của một người càng u ám bao nhiêu, biểu hiện ra ngoài của họ càng vui vẻ, tươi sáng bấy nhiêu. Bởi lẽ nội tâm vốn dĩ đã trống rỗng sẽ càng không sợ mất đi, vì chưa từng có gì để mất.
Loại tâm lý này cũng có thể hiểu theo một hướng khác. Đó là khi chúng ta thấy một người đang phô trương điều gì thì ít nhất là họ đã có được thứ đó để khoe. Nhưng chúng ta lại có cảm giác họ cố tình thể hiện vì bản thân chúng ta không có hoặc đang khao khát có được điều đó. Vậy nên chúng ta mới cảm thấy ghen tị và suy đoán ác ý về đối phương.
Giả làm người tốt vì muốn có cảm giác tồn tại
Chúng ta đều muốn làm người tốt, dù cho đó chỉ là giả vờ. Có như thế khi người khác nhìn vào sẽ cảm thấy chúng ta tốt, đủ để họ đồng ý kết thân, đồng ý ở cạnh.
Con người vốn là sinh vật bầy đàn, không ai muốn lúc nào cũng chỉ cô độc một mình. Nội tâm chúng ta ai cũng muốn trở thành một phần của xã hội, đều mong được xã hội công nhận. Chính vì thế, chúng ta đều có lúc tự biến bản thân trở thành một người mà ai cũng sẽ yêu thích. Yêu thích còn có thể ngụy trang được, nói gì đến những thứ khác.
Khi người khác nghĩ bạn là người tốt, họ sẽ tự nhiên nguyện ý tiếp xúc thân thiết hơn với bạn, làm bạn bè, rồi thành bạn thân, hay thậm chí là tri kỷ. Vì vậy có lúc để làm vừa lòng người khác, để trở nên hòa đồng hơn, chúng ta sẽ đôi khi biến bản thân trở thành một thực thể trái ngược hoàn toàn với con người thật của mình.
Chúng ta biết rằng người tốt sẽ không tổn hại chính họ, cũng sẽ không ích kỷ chỉ chăm chăm suy tính đến lợi ích của bản thân. Họ là người biết chia sẻ, biết yêu thương, biết giúp đỡ người khác. Người có nội tâm u tối sẽ chỉ càng sa sút, chán nản, cảm xúc không ổn định.
Bản thân mỗi chúng ta thật ra cũng muốn kết giao với người tốt, và tất nhiên cũng hiểu rõ bất kỳ ai cũng đều như thế. Và để hợp lòng người, kể cả người có nội tâm u ám cũng sẽ giả trang làm người tốt mà thôi.
Trong quá trình giao tiếp giữa người với người, dù là tâm sự bạn bè, kết giao tri kỷ hay tìm bạn đời, chúng ta đều cần xem xét người ấy có cùng chí hướng với mình hay không. Quan trọng hơn cả là tính cách của đối phương ra sao, có ngay thẳng, tử tế, có xứng đáng để chúng ta tiếp tục đi cùng hay không.
Thật ra bạn bè không cần quá nhiều, chỉ cần vài ba người tri kỷ là đủ. Bạn bè xấu xa, không có cũng tốt. Nếu phải qua lại với những người như thế, chẳng thà một mình tận hưởng cô đơn.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải sáng suốt cẩn thận, đừng dễ dàng bị vẻ ngoài làm cho mờ mắt. Một người tốt phải đi qua được thử thách của cuộc đời. Những kẻ có lòng dạ đen tối càng muốn giả làm người tốt, lỡ như có gặp phải thì nhớ tránh xa.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật & Bạn đọc