Vì sao người Do Thái chiếm tới 11,6% tỷ phú trên thế giới? Nguyên nhân đến từ 8 cách giáo dục thông minh, cha mẹ nào cũng nên tham khảo
Cha mẹ giáo dục như thế nào để người Do Thái chiếm số lượng ít, nhưng lại có được thành công đến như vậy.
- 23-04-2023Cô gái thất nghiệp về dựng sạp mở quán ăn, chỉ sau vài ngày đã khóc lóc thảm thiết: "Đi làm vẫn sướng hơn"
- 23-04-2023Phụ nữ Mỹ kiếm nhiều tiền hơn chồng ngày càng tăng, nhưng vẫn phải đảm đương trọng trách này
- 23-04-2023Bỏ 270 triệu mở quán ăn, cô gái muốn "dẹp tiệm" sau 3 ngày vì chỉ thu về 300 ngàn đồng: Nguyên nhân từ tư duy sai lầm nhiều người mắc phải
Các bậc cha mẹ thường mong con mình có thể xuất chúng, nhưng ngoại trừ yếu tố bẩm sinh thì cách nuôi dạy như thế nào mới có thể tạo nên những đứa trẻ thông minh?
Người Do Thái là một ví dụ cụ thể của các phương pháp nuôi dạy xuất sắc. Họ chỉ chiếm 0,3% dân toàn cầu nhưng lại có tới 11,6% các tỷ phú thế giới. Họ thành lập các công ty nổi tiếng thế giới như: Goldman Sachs, Salomon Brothers,…
Người Do Thái có nguồn gốc từ Israel, nhưng hiện nay sinh sống rải rác trên toàn thế giới. Có 50% giới thượng lưu phố Wall của nước Mỹ là người Do Thái.
Larry Ellison là người Do Thái giàu nhất thế giới. Ông là người sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Orrcacle. Hay Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page cũng xuất thân từ gia đình Do Thái.
Vậy tại sao các gia đình Do Thái lại ươm mầm nhiều tài năng ưu tú tới như vậy? Tất cả nằm ở 8 quy luật nuôi dưỡng con thông thái mà cha mẹ nào cũng nên học hỏi.
1. Rèn luyện sự độc lập cho con
Gia đình bình thường sẽ bảo: "Để đó mẹ làm cho".
Nhưng gia đình Do Thái thì: "Con có thể tự làm mọi thứ mà".
Ở gia đình bình thường, cha mẹ luôn có suy nghĩ làm sao để "trải đường" cho con đi. Cha mẹ sẽ lo hết mọi thứ cho con từ nhỏ đến lớn, thậm chí là còn quyết định cả công việc tương lai của trẻ.
Tuy nhiên, trong các gia đình Do Thái lại khác hoàn toàn. Cha mẹ sẽ rèn luyện sự độc lập cho con và họ tin con mình có thể làm tốt tất cả mọi thứ một mình mà không cần ai giúp sức.
Vì vậy mà trong các quán ăn ở Israel, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ 1 tuổi ngồi ăn bít tết một mình mà không cần cha mẹ đút ăn. Đó là cách họ rèn luyện sự tự lập, tự giác cho con từ sớm.
2. An ủi và tạo động lực
Gia đình bình thường sẽ nó:i "Con còn quá bé để làm điều này".
Gia đình Do Thái thì: "Hãy bình tĩnh, tháo nó ra và làm lại nào con".
Để con trở nên độc lập, tự tin phát triển thì cha mẹ hãy công nhận và động viên con tiếp tục cố gắng, thay vì làm giúp con. Bên cạnh đó, nếu thấy con mình hứng thú với một điều gì, cha mẹ đừng hạn chế mà hãy để con tự do mày mò và tìm hiểu nó.
Trong mọi việc, nếu trẻ chưa thành công, cha mẹ hãy an ủi để con vơi đi nỗi buồn và tiếp tục cố gắng. Người Do Thái thường an ủi con bằng câu nói: "Kol haschalot kashot". Câu này có nghĩa là mọi thứ khó khăn sẽ qua, cứ cố gắng chắc chắn thành công.
3. Niềm tin là phần thưởng tốt nhất giành cho con
Ở gia đình bình thường, cha mẹ sẽ theo dõi sát sao hành động của trẻ.
Gia đình Do Thái thì khác, họ thoải mái để con làm bất cứ điều gì mong muốn.
Cha mẹ phải hiểu phần thường tốt nhất cho đứa trẻ không phải là kẹo, đồ dùng,… mà đó chính là sự tin tưởng và công nhận thành quả cố gắng của trẻ.
Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ thường để con thoải mái sáng tạo và làm những điều mới lạ. Và chính cách nuôi dạy như vậy mà trong lịch người Do Thái chiếm 17% giải thưởng Nobel và giữ 30% của cải thế giới.
4. Đừng hạn chế trẻ
Các bậc cha mẹ khác có thể sẽ rất sốc khi nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ Do Thái đi bộ trên đường trong tình trạng bụi bặm, người lấm lem bùn đất, quần áo xộc xệch.
Thật ra, không phải do cha mẹ Do Thái không quan tâm tới con của họ. Thay vì giữ khư khư con bên mình, họ cho con thời gian tìm hiểu mọi thứ con muốn. Họ quan niệm rằng, bẩn có thể rửa sạch nhưng không tự khám phá thì rất lâu con mới có thể trưởng thành.
5. Thoái mái làm nhưng phải có tính kỷ luật
Những đứa trẻ Do Thái luôn bày bừa để khám phá mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên đây không phải điều khiến cha mẹ đau đầu, họ ủng hộ tính tò mò và sở thích khám phá của con.
Cha mẹ Do Thái cho rằng trẻ em vốn rất nghịch ngợm, thích khám phá mọi thứ. Vậy nên các bậc phụ huynh cần cho con không gian thoải mái làm mọi việc. Và hãy chú ý dạy con thói quen dọn dẹp sạch sẽ sau khi làm điều gì đó. Đây cũng chính là cách rèn cho trẻ tính kỷ luật, có trách nhiệm, gọn gàng.
6. Tự do chơi đùa
Thay vì hạn chế thời gian vui chơi sợ con bị nóng, bị mệt hay bị ngã. Các cha mẹ Do Thái lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Họ để cho con thoải mái chơi đùa, giải phóng toàn bộ năng lượng vào trò chơi. Họ cho trẻ có không gian để tự phát hiện niềm yêu thích của bản bản thân.
Bên cạnh đó, việc để con tự do vui chơi còn mang lại nhiều lợi ích như: Giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường khả năng tập trung, thông minh hơn, phát triển kỹ năng kết bạn, sống tích cực hơn,...
7. Đừng mắng trẻ mà hãy để con tự suy nghĩ
Khi trẻ mắc sai lầm, gia đình bình thường hay nói: "Sao con ngốc thế?", "Sao con lại hành xử như thế?",...
Nhưng gia đình Do Thái sẽ nói: "Đi ra góc ngồi và suy nghĩ về hành vi, lời nói con vừa làm".
Trẻ em trong các gia đình Do Thái được nuôi dạy theo phong cách tự do. Nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ không quản lý hành vi của con, mà trước khi giáo dục con về bất kỳ lỗi lầm gì, họ sẽ sẽ để con tự kiểm điểm xem bản thân đã biết sai chưa.
Và nếu không biết lỗi sai và không nhận lỗi, trẻ bị phạt rất nặng. Hơn nữa, theo cách giáo dục của cha mẹ Do Thái thì tội nặng nhất của một đứa trẻ là không nghe lời, dám cãi mắng, xúc phạm cha mẹ.
8. Gia đình luôn bình đẳng
Các gia đình người Do Thái luôn dạy dỗ con của họ về sự bình đẳng trong gia đình. Cha mẹ sẽ là những người có quyền và trách nhiệm như nhau trong các công việc của gia đình và nuôi dạy con cái.
Hơn nữa, cha mẹ Do Thái không bao giờ nói với con là để cha mẹ xử lý rắc rối giúp con. Mà họ sẽ phân tích vấn đề, để trẻ tự tìm cách giải quyết tốt nhất. Do đó, những đứa trẻ Do Thái thường có tính độc lập, trẻ sẽ không đòi hỏi cha mẹ điều gì mà cố gắng dựa vào bản thân để có được.
Thể thao và Văn hóa