Vì sao người Đức một ngày làm việc không tới 8 tiếng, buổi tối thì vui chơi nhưng hiệu quả bỏ xa người Việt?
Tán dóc với đồng nghiệp, lên Facebook chém gió hàng giờ hay ra ngoài làm cốc trà đá rồi giả bộ bận bịu khi nhìn thấy sếp là hành vi KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN” trong văn hóa kinh doanh của người Đức.
- 27-07-2016Nổ bom ở trung tâm nhập cư của Đức
- 04-07-2016Bộ trưởng Tài chính Đức phê phán phản ứng của EU sau Brexit
- 30-01-201640% người Đức muốn Thủ tướng Merkel từ chức
Bạn có biết trung bình một người Đức chỉ làm việc 35 giờ/tuần, nghe qua thì còn ít hơn cả người Việt chúng ta (tính ra nhân viên Việt Nam cũng làm trung bình 40 giờ mỗi tuần).
Thế nhưng Đức lại là thủ lĩnh của EU và là một trong những nền kinh tế đầu tàu thế giới. Năng suất làm việc của người Đức hiệu quả một cách đáng sợ. Dưới đây là cách người Đức đang làm việc:
Giờ làm việc nghĩa là GIỜ LÀM VIỆC.
Trong văn hóa kinh doanh của người Đức, khi một người bảo họ đang làm việc, nghĩa là họ không nên làm bất cứ thứ gì khác ngoài công việc của mình. Tán dóc với đồng nghiệp, lên Facebook chém gió hàng giờ hay ra ngoài làm cốc trà đá rồi giả bộ bận bịu khi nhìn thấy sếp là hành vi KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN”. Những hành động như vậy trong văn hóa làm việc của người Đức sẽ bị trừng phạt thẳng tay không khoan nhượng.
Sự khắc nghiệt này của người Đức là hiếm có trên toàn thế giới. Trong một bộ phim tài liệu của BBC mang tên “Make me a German”, một phụ nữ Đức cho biết cô đã rất sốc khi chứng kiến văn hóa làm việc tại Anh. “Tôi vào văn phòng và thấy mọi người ở đây uống cà phê suốt ngày và ngồi tán dóc với nhau những chuyện kiểu như tối nay có kế hoạch gì không”,… Còn ở Đức, một email cá nhân trong giờ làm việc cũng đã bị nghiêm cấm.
Trao đổi trực tiếp, thẳng thắn
Văn hóa kinh doanh của người Đức luôn tập trung vào việc trao đổi trực tiếp với nhau. Trong khi người Mỹ thích trao đổi bên lề với giọng nhẹ nhàng tương tự người Việt, thì người Đức hiếm khi rì rầm như vậy.
Những nhân viên Đức sẽ nói chuyện trực tiếp với quản lý về tình hình sản xuất, công việc kinh doanh trong buổi họp mà không sợ “phạm húy”, và cũng không cần những kính ngữ đặc biệt nào. “Tôi cần báo cáo này trước 3 giờ sáng”. Chấm hết. Nếu bạn hiểu nhiệm vụ rồi thì bắt tay vào làm ngay đi.
Khi làm việc, người Đức tập trung tối đa, điều này giúp họ có năng suất cao hơn hẳn và giải quyết công việc nhanh hơn so với người Anh, người Mỹ.
Xong việc rồi thì chơi thôi!
Làm hết sức thì cũng phải chơi hết mình. Nếu thời gian làm việc của người Đức đúng nghĩa là làm việc, thì thời gian chơi cũng vậy. Và rất thú vị, vì văn hóa làm việc đặc thù, các đồng nghiệp Đức không đi cùng nhau sau giờ làm việc. Họ rất tách bạch giữa cuộc sống riêng và công việc.
Chính phủ Đức đã đưa ra lệnh cấm gửi email công việc cho nhau sau 6 giờ tối, để tránh việc các nhân viên liên tục bị sếp làm phiền khi đang nghỉ ngơi. Điều này có nghĩa là buổi tối, người Đức hoàn toàn tự do sống cuộc sống của mình. Người Việt Nam cũng nên được sống như thế này, tất nhiên là sau khi chúng ta hoàn thành bước 1: Làm hết sức trong giờ làm việc đã.
Có rất nhiều hoạt động giải trí về đêm tại các thành phố Đức như thể thao, âm nhạc, hay uống bia. Đức cũng là quốc gia có lượng ngày nghỉ phép được trả lương rất cao với trung bình từ 25 – 30 ngày mỗi năm (Chính phủ quy định tối thiểu phải là 20 ngày). Thậm chí, với những kỳ nghỉ kéo dài, các gia đình có thể ở bên nhau cả tháng trời, thuê một căn hộ ở bãi biển hay đi du lịch dài ngày tới các địa danh thú vị.
Hãy tạo ra vài “người Đức” trong công sở của bạn
Văn hóa làm việc của Đức rất khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Nhưng rõ ràng, có nhiều thứ chúng ta có thể học được từ người Đức. Cách họ làm việc và giải trí sau giờ làm đều rất đáng ngưỡng mộ.Đến giờ làm việc, hãy tắt Facebook đi, ngừng ra quán trà đá hay cà phê ngồi và tập trung toàn bộ trí óc của mình công việc. Còn sau giờ làm việc ư? Cùng chơi hết mình nào!